Trồng mới 500 cây xanh tại rừng ngập mặn Cần Giờ

Ra quân trồng cây xanh tại khu rừng ngập mặn Cần Giờ
Ra quân trồng cây xanh tại khu rừng ngập mặn Cần Giờ
TPO - Đông đảo bạn trẻ tình nguyện đã tham gia trồng mới 500 cây xanh tại khu rừng ngập mặn Cần Giờ, TPHCM nhằm tạo thêm mảng xanh tại khu dự trữ sinh quyển độc đáo này.

Sáng 26/11, Trung tâm Công tác xã hội Thanh niên (thuộc Thành Đoàn TPHCM) phối hợp BAT Việt Nam tổ chức hoạt động tình nguyện trồng 500 cây xanh tại rừng ngập mặn Cần Giờ - Rừng Sác (xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TPHCM).

Hoạt động nhằm góp phần tạo thêm mảng xanh, tăng độ bao phủ cho khu rừng ngập mặn tại TPHCM và chung tay bảo vệ môi trường sống.

Trong đợt hoạt động này, đông đảo bạn trẻ là công nhân viên của BAT Việt Nam và đoàn viên, thanh niên, học sinh địa phương chung tay trồng mới 500 cây cóc trắng trên khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ.

Trồng mới 500 cây xanh tại rừng ngập mặn Cần Giờ ảnh 1
Trồng mới 500 cây xanh tại rừng ngập mặn Cần Giờ ảnh 2
Trồng mới 500 cây xanh tại rừng ngập mặn Cần Giờ ảnh 3

. Bạn trẻ chung tay trồng thêm 500 cây xanh tại khu rừng ngập mặn Cần Giờ

Anh Huỳnh Thanh Nhã, Phó giám đốc Trung tâm Công tác xã hội Thanh niên TPHCM, cho biết, đây là hoạt độngkịp thời, thiết thực để tăng cường công tác bảo vệ môi trường, giáo dục tinh thần tình nguyện vì cộng đồng cho giới trẻ.

Trồng mới 500 cây xanh tại rừng ngập mặn Cần Giờ ảnh 4

Gần 100 tình nguyện viên tham gia hoạt động trồng cây xanh tại rừng ngập mặn Cần Giờ

Trong năm 2014, BAT Việt Nam cũng đã cùng với Trung tâm trồng khoảng 1.000 cây xanh và tham gia dọn vệ sinh môi trường hơn 3km bờ biển Cần Giờ.

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (còn gọi là Rừng Sác) là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thủy sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. Với hệ sinh thái động thực, vật đa dạng, phong phú của nó, UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Từ lâu nơi đây đã trở thành khu du lịch trọng điểm của Việt Nam.

MỚI - NÓNG