Trò đuổi bắt

Trò đuổi bắt
TP - Lũ lượt người dân đồng bằng sông Cửu Long kéo lên thành phố Hồ Chí Minh chữa bệnh mỗi ngày.

> Phải điều chỉnh giá dịch vụ y tế mới

Các cơ sở khám chữa bệnh ở thành phố Hồ Chí Minh quá tải, người dân đồng bằng sông Cửu Long thì rất khổ sở. Điều không ai muốn nhưng kéo dài nhiều năm và chưa biết bao giờ chấm dứt.

Vì người bệnh muốn lành bệnh, phải tìm đến bác sỹ. Đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu hơn 3.000 bác sỹ, đó là đã tính gộp cả bác sỹ làm quản lý và giảng dạy.

Dược sỹ đại học cũng mới đáp ứng được 73% nhu cầu, tính cả mấy trăm dược sỹ ở các công ty dược.

Làm sao có đủ bác sỹ cho vùng nông nghiệp quốc gia? Trường Đại học Y dược Cần Thơ với khả năng của mình, cho rằng nếu các tỉnh cử đủ người đi học, thì đào tạo đến năm 2016 sẽ đạt được mục tiêu đặt ra cho năm 2010.

Tính toán dựa trên khả năng lý tưởng là tất cả bác sỹ và dược sỹ đại học khi tốt nghiệp đều làm việc ở các tỉnh trong vùng. Thế nhưng, thực tế dòng chảy bác sỹ luôn tìm về các thành phố lớn với những ưu đãi và mời chào hấp dẫn.

Như thế, không chỉ người bệnh mà bác sỹ ở đồng bằng sông Cửu Long cũng tìm về thành phố Hồ Chí Minh. Một cuộc đuổi tìm nhau triền miên thật là nghịch lý, ngược với cả ước mơ đẹp của bao người khi bước chân vào giảng đường đại học, là thành tài để chữa bệnh cho bà con quê nhà.

Làm sao kết thúc nghịch lý, bác sỹ và người bệnh đồng bằng sông Cửu Long có thể gặp nhau trên quê hương, không phải đuổi tìm nhau tận đâu đâu?

Rõ ràng, trước tiên, thầy thuốc phải được chữa bệnh ở quê nhà!

Một thầy thuốc chuyên khoa cấp hai ở Cần Thơ mong ước, hệ thống chữa bệnh không cắt khúc theo đơn vị hành chính mà gắn bó theo mạng lưới kiểm soát dịch bệnh.

Khi đó, các bệnh viện cấp huyện trở thành chi nhánh của cấp tỉnh và cả hệ thống y tế quốc gia. Hơn thế, các trạm y tế và phòng khám tư nhân cũng nằm trong mạng lưới. Nghĩa là, tất cả được nối mạng, không chia cắt cô lập trên với dưới, nhà nước với tư nhân.

Thu nhập của bác sỹ được nâng cao theo sự chia sẻ lợi ích từ mạng lưới ấy. Một bác sỹ ở hang cùng ngõ hẻm cũng có điều kiện làm việc với chuyên gia hàng đầu nơi thành phố để chữa bệnh cho dân.

Vài bệnh viện tư nhân đã làm được điều đó, trong hệ thống toàn quốc của mình.

Một tấm phim chụp ở Cần Thơ có thể được đọc chẩn bệnh bởi chuyên gia ở thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội. “Một điểm đến”, người bệnh đến bệnh viện gần nhất và được nhiều chuyên gia giỏi cả nước chữa trị bệnh tật.

Một cán bộ quản lý ngành y tế địa phương nói rằng, ý tưởng tuyệt vời nhưng xa vời vì tốn kém. Hiển nhiên, không rẻ và không đơn giản. Nhưng chắc chắn phải làm, không sớm thì muộn, vì hội nhập toàn cầu không chừa lĩnh vực nào, nếu muốn không bị bỏ rơi trong tiến trình đi tới.

Ở đời, việc gì phải làm mà càng nấn ná thì càng tốn kém và khó khăn. Ở đây, còn cho thấy một phương thức đầu tư y tế hiện đại, tận dụng sức mạnh kỹ thuật số để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, trước khi chỉ tìm cách tăng viện phí như hiện nay.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.