Triển lãm 'Ngày thống nhất đất nước': Chất lượng, ý nghĩa

Người trẻ đội mưa xem triển lãm “Ngày thống nhất đất nước” hôm 25/4. Ảnh: Vi Khanh.
Người trẻ đội mưa xem triển lãm “Ngày thống nhất đất nước” hôm 25/4. Ảnh: Vi Khanh.
TP - 150 hình ảnh, tài liệu, hiện vật giới thiệu hai chủ đề chính “Tổng hành dinh cho ngày toàn thắng” và “Ngày thống nhất đất nước” diễn ra tại di tích Nhà và Hầm D67 (thuộc Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội). Triển lãm khai mạc 24/4  là một cuộc trưng bày chất lượng, đáng xem trong những ngày này.

Di tích Nhà và Hầm 67 thuộc Khu A Bộ Quốc phòng (Thành cổ Hà Nội) là Tổng hành dinh của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, nơi làm việc của Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh và Bộ Tổng tham mưu. Nơi thường xuyên diễn ra các cuộc họp cơ mật để đưa ra những quyết sách chiến lược.

Các hiện vật, hình ảnh thuộc chủ đề “Tổng hành dinh cho ngày toàn thắng” thể hiện cả hình thức lẫn nội dung - liên quan đến kế hoạch, chiến lược, chiến dịch, mệnh lệnh, chỉ thị của Trung ương để đi đến thắng lợi cuối cùng, thống nhất đất nước.

Triển lãm 'Ngày thống nhất đất nước': Chất lượng, ý nghĩa ảnh 1 Một bức ảnh về “Tổng hành dinh”.

Khán giả tha hồ gặp gỡ, chứng kiến tận mắt những tư liệu và hiện vật quý như: Chiếc đài mà các lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu sử dụng nghe tin tức, tình hình chiến sự từ 1972 -1975; điện thoại mà Bộ Tư lệnh Thông tin lắp đặt tại Nhà D67 để Đại tướng Võ Nguyên Giáp dùng chỉ đạo các chiến trường (từ 1968-1975). Rồi bi đông hoặc ăng-gô do Trung Quốc sản xuất, được trang bị cho cán bộ chiến sĩ suốt cuộc kháng Mỹ. Hoặc  hàng loạt vật dụng, tư trang của các đồng chí lãnh đạo cao cấp, đặc biệt là của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Sổ ghi chép, bút, cặp đựng tài liệu... Căn phòng 35 m2 gồm bàn ghế, giường tủ, quạt máy, tư trang của Đại tướng cũng mở cửa để mọi người thăm. Căn phòng này có một cửa ngách nối với phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, là nơi Đại tướng làm việc từ năm 1968 đến 1980.

Dịp này, những người quan tâm lịch sử nên đến đây để được ngắm khung cảnh cùng những hiện vật quí giá, kể cả dãy bàn ghế trên đó đặt biển hiệu ghi tên từng vị lãnh đạo nhà nước cũng như tướng lĩnh cao cấp trong căn phòng họp, căn phòng quyết định những vấn đề sống còn của cuộc kháng Mỹ.

Bên ngoài Nhà D67, phía ngoài trời bày hàng trăm bức ảnh tư liệu, tất cả đều của Thông tấn xã Việt Nam, chụp những chủ đề nhỏ hơn như: Vai trò của Tổng hành dinh; Chi viện cho miền Nam ruột thịt; Niềm vui ngày chiến thắng...

Đó là những bức ảnh thực sự đẹp và quí giá, chụp: Kíp trực ban tác chiến đang nghe tin chiến thắng trên radio lúc 10h ngày 30/4/1975; Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc tin chiến thắng ngày 30/4/1975; Tổng hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong ngày toàn thắng; Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng vui mừng gặp nhau sau ngày giải phóng; Nhân dân Sài Gòn kéo đến Dinh Tổng thống VNCH chào mừng quân giải phóng ngày 30/4/1975; Sinh viên Sài Gòn chuẩn bị văn nghệ và thể thao chào mừng ngày tái giảng năm học 1975-1976; Đông đảo nhân dân thủ đô mua báo Sài Gòn giải phóng phát hành lần đầu tiên tại Hà Nội ngày 18/5/1975. Rồi chùm ảnh cả nước, từ Tổng Bí thư Lê Duẩn cho đến các tầng lớp nhân dân đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội năm 1976 - Quốc hội thống nhất đất nước đầu tiên. Vân vân.

Triển lãm kéo dài hơn một tháng, tới 30/5.  

Dịp này, những người quan tâm lịch sử nên đến đây để được ngắm khung cảnh cùng những hiện vật quí giá, kể cả dãy bàn ghế trên đó đặt biển hiệu ghi tên từng vị lãnh đạo nhà nước cũng như tướng lĩnh cao cấp trong căn phòng họp, căn phòng quyết định những vấn đề sống còn của cuộc kháng Mỹ.

MỚI - NÓNG
Lý Hải vượt Thái Hòa
Lý Hải vượt Thái Hòa
TPO - "Lật mặt 7: Một điều ước" được kỳ vọng vực dậy doanh thu phòng vé Việt trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay. Ngay từ những suất chiếu sớm, tác phẩm đã nhận được tín hiệu tích cực từ phía khán giả.