“Theo tôi, sẽ có một số khoản bồi thường cho Ukraine (vì mất Crimea) bằng… tiền và dầu mỏ”, RT dẫn lời ông Zeman trước Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu (PACE) trong bài thuyết trình bằng tiếng Anh ở Strasbourg, Pháp.
Theo ông, ý định đưa Crimea trở lại Ukraine sẽ dẫn đến một cuộc chiến ở châu Âu mà “chúng ta phải tránh”.
Thay vào đó, ông kêu gọi Nga và Ukraine phát triển quan hệ kinh tế và ngoại giao chặt chẽ hơn, chỉ ra các sáng kiến không gây tranh cãi như trao đổi sinh viên để mở ra khởi đầu mới.
Phản ứng trước bài phát biểu của ông Zeman, phái đoàn của Ukraine tại PACE, đứng đầu là Aleksey Goncharenko, rời khỏi hội trường, và nói với phóng viên bên ngoài: “Zeman cũng có thể đề nghị bán (khu nghỉ mát Czech) Karlovy Vary cho người Nga”.
Trong khi, một quan chức cấp cao của Nga khẳng định, Crimea không phải là chủ đề của việc buôn bán hay giao dịch.
“Chúng tôi hoan nghênh việc Tổng thống Czech công nhận tình hình hiện tại của Crimea như là một thỏa thuận đã được thực hiện. Nhưng ý tưởng bồi thường cho Ukraine không đủ sức thuyết phục”, ông Leonid Slutsky – Chủ tịch Ủy ban các vấn đề Quốc tế tại Duma, Nga, cho biết tại Moscow.
Ở phần khác trong bài diễn thuyết, Tổng thống Zeman nhắc lại lời kêu gọi quen thuộc của ông về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Moscow.
“Tôi không thảo luận về lý do của các biện pháp trừng phạt, tôi thảo luận về hiệu quả của các lệnh trừng phạt. Chỉ mới hôm nay (thời điểm họp), tờ báo Đức Welt đã xuất bản bài viết nói rằng, Liên minh châu Âu tổn thất do các lệnh trừng phạt, và thực tế là không có thiệt hại nào cho Nga; nói rằng, đây là chiến lược thua lỗ”, ông Zeman nói.
Theo ông, thay vì làm suy yếu Nga, những hạn chế về kinh tế và du lịch do EU, Mỹ và các quốc gia phương Tây áp đặt đối với Crimea và phía đông Ukraine từ năm 2014 đến nay lại củng cố thêm sức mạnh cho Điện Kremlin.
“Nếu các vị muốn tăng sự nổi tiếng của một nhà lãnh đạo – bây giờ tôi không chỉ nói về ông Putin – hãy áp đặt lệnh trừng phạt và phong tỏa”, lãnh đạo Czech nhận định.
Crimea sáp nhập vào Nga sau cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 3/2014, trong đó 97% phiếu bầu ủng hộ.
Kết quả vẫn chưa được nhận ra bởi Kiev và phương Tây. Trong khi, Moscow khẳng định việc bỏ phiếu đã được tiến hành theo luật pháp quốc tế.