Tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện tốt chính sách an sinh, xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau

0:00 / 0:00
0:00
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Vĩnh Phúc luôn ưu tiên thực hiện các mục tiêu kinh tế đi kèm với thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, coi đây là hai nhiệm vụ trong một mục tiêu chung phải được thực hiện nhất quán và hiệu quả.

Sau thời gian triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2024, với sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng với tinh thần chủ động vượt khó, phát huy nội lực của các cấp, các ngành và địa phương, sự nỗ lực, sáng tạo của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định tăng trưởng tương đối cao. Cùng với nguồn lực từng bước tăng lên và những nỗ lực trong tổ chức thực hiện, hệ thống an sinh xã hội (ASXH) và phúc lợi xã hội ngày càng được bảo đảm tốt hơn, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện tốt chính sách an sinh, xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau ảnh 1

Nhiều hoạt động an sinh - xã hội được tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện trong năm 2024 - Ảnh: TTXVN

Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh luôn được triển khai thực hiện tốt, tạo sức lan tỏa toàn xã hội. Mọi thành viên trong xã hội đều được bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, dịch vụ y tế khi đang hoạt động kinh tế hoặc nghỉ hưu, thất nghiệp, ốm đau, thai sản, tuổi già, tàn tật mà không có khả năng tạo thu nhập. Số người được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên tăng từ 39.816 người năm 2016 lên 43.809 người năm 2023 và 43.435 người năm 2024, chiếm 2,9% dân số toàn tỉnh.

Cùng với đó, các đối tượng bảo trợ xã hội ngoài cộng đồng được quan tâm chăm sóc, thụ hưởng chế độ cao hơn 1,24 lần mức chuẩn chung do Trung ương ban hành, với tổng kinh phí hằng năm chi trả cho đối tượng bảo trợ xã hội ngoài cộng đồng là trên 330 tỷ đồng/năm.

Cụ thể, trước sức ảnh hưởng và mức độ thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh, nhất là tại các địa phương nằm dọc tuyến sông Lô, sông Hồng, sông Phó Đáy khiến hàng nghìn người dân phải sơ tán, làm thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu của bà con Nhân dân, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã thường xuyên có mặt kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả do bão gây ra.

Riêng xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch - địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất do bão số 3, với 10/12 thôn bị cô lập, trên 2.000 người phải di dời; 2 nạn nhân bị tử vong do lật thuyền trong mưa bão. Với đạo lý “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”, hơn 300 tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong, ngoài tỉnh bằng tình cảm và trách nhiệm đã “nhường cơm, sẻ áo” hỗ trợ người dân vùng bị cô lập vượt qua khó khăn.

Giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động

Với những nỗ lực triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động, hiện tại công tác giải quyết việc làm cho người lao động tỉnh đã đạt nhiều thành quả vượt bậc, nhất là các công tác về giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, khởi nghiệp sáng tạo và xuất khẩu lao động. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 80%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 30%. Bình quân mỗi năm, tỉnh Vĩnh Phúc giải quyết việc làm cho 24.000 lượt người, vượt mục tiêu Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.

Tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện tốt chính sách an sinh, xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau ảnh 2

Hàng vạn lao động có việc làm nhờ những hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm của địa phương.

Quan tâm tới đối tượng người có công với cách mạng, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, chính quyền các địa phương tập trung giải quyết các tồn đọng về chính sách, hỗ trợ người có công về nhà ở; làm tốt công tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, công tác đền ơn đáp. Trung bình mỗi năm, tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện chính sách ưu đãi thường xuyên cho hơn 40.000 người có công. 100% người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương; 100% Mẹ Việt Nam anh hùng được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhận phụng dưỡng suốt đời.

Nhằm giảm nghèo bền vững, tỉnh đã có nhiều chương trình trợ giúp xã hội hằng tháng cho người cao tuổi từ đủ 70 đến dưới 80 thuộc hộ nghèo, cận nghèo không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh; gỡ khó cho hoạt động vay vốn giải quyết việc làm cho người lao động và hỗ trợ một số chi phí đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022 – 2025…

Trong thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục rà soát và hoàn thiện các chính sách an sinh xã hội; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động an sinh xã hội. Từ đó, từng bước thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nâng cao ý thức, trách nhiệm, chất lượng dịch vụ an sinh xã hội, đưa Vĩnh Phúc tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước về thực hiện các chính sách an sinh xã hội và bảo đảm đời sống Nhân dân.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Trao vốn vay khởi nghiệp cho thanh niên Đắk Lắk

Trao vốn vay khởi nghiệp cho thanh niên Đắk Lắk

TPO - Trong Tháng Thanh niên, các cấp bộ Đoàn tỉnh Đắk Lắk quan tâm, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo cho gần 5.000 đoàn viên, thanh niên. Đoàn tổ chức 44 hoạt động như các lớp tập huấn về khởi nghiệp sáng tạo, các diễn đàn khởi nghiệp, trao vốn vay khởi nghiệp cho thanh niên làm kinh tế...
Thanh niên khởi nghiệp hiệu quả với du lịch sinh thái

Thanh niên khởi nghiệp hiệu quả với du lịch sinh thái

TPO - Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp trong thanh niên Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ. Với sức trẻ, khát vọng vươn lên và sự hỗ trợ từ chính quyền thành phố, các tổ chức đoàn thể, ngày càng có nhiều bạn trẻ dấn thân trên con đường lập nghiệp, góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp tích cực trong cộng đồng.