2 điểm huyệt, 3 bài học về tái cơ cấu ngân hàng yếu kém

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo thạc sĩ Nguyễn Xuân Thành - giảng viên Chính sách công, Đại học Fulbright Việt Nam, có 2 điểm huyệt cần tránh và 3 bài học thành công để tái cơ cấu ngân hàng yếu kém.

Chấm dứt sở hữu chéo

Phát biểu tại Hội thảo “Tái cơ cấu ngân hàng, làm sao đạt hiệu quả tối đa?” do báo Tiền Phong tổ chức ngày 11/4, thạc sĩ Nguyễn Xuân Thành - giảng viên chính sách công, Đại học Fulbright Việt Nam - khẳng định, có hai lý do chính khiến việc tái cơ cấu ngân hàng yếu kém chưa đạt hiệu quả.

"Đầu tiên, các ngân hàng yếu kém sáp nhập, hợp nhất với nhau tạo ra một ngân hàng lớn hơn nhưng vẫn yếu kém. To nhưng yếu, đây là bài học từ thực tế hiện nay. Thứ hai, nhóm cổ đông thiếu năng lực là nguyên nhân tạo ra sự yếu kém vẫn nắm quyền kiểm soát. Khi tái cơ cấu, sáp nhập nhưng không thay đổi được cơ cấu cổ đông thì không giải quyết được gốc rễ vấn đề", ông Nguyễn Xuân Thành nói.

2 điểm huyệt, 3 bài học về tái cơ cấu ngân hàng yếu kém ảnh 1

Toàn cảnh Hội thảo “Tái cơ cấu ngân hàng, làm sao đạt hiệu quả tối đa?” do báo Tiền Phong tổ chức ngày 11/4.

Theo ông Thành, thực tế từ năm 2011 đến nay, việc nhóm cổ đông lũng đoạn cũng là nguyên nhân khiến các ngân hàng thương mại cổ phần rơi vào tình trạng yếu kém như mất thanh khoản, nợ xấu cao, âm vốn chủ sở hữu…

Trong đó, khi ngân hàng bị thao túng bởi một nhóm cổ đông nắm tỷ lệ sở hữu lớn để tạo sự kiểm soát chi phối thông qua cấu trúc sở hữu chéo, điều này làm vô hiệu hóa các quy định về đảm bảo hoạt động. Ngân hàng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và dự án trong “hệ sinh thái” không có hiệu quả và tín dụng trở thành nợ xấu.

Để tái cơ cấu một ngân hàng yếu kém, cần thiết phải chấm dứt tình trạng sở hữu chéo. Đây mới chỉ là điều kiện cần. Bên cạnh 2 “điểm huyệt” cần tránh, ông Thành chỉ ra 3 yếu tố then chốt sau đó quyết định sự thành công cho một thương vụ.

Thứ nhất, ngân hàng yếu kém có quy mô nhỏ phải được sáp nhập vào ngân hàng lớn và mạnh hơn, dĩ nhiên không cần thiết là một nhà băng quá lớn. Lấy ví dụ thương vụ Ngân hàng Đại Á và HDBank, sau khi sáp nhập đội ngũ lãnh đạo cũ của ngân hàng yếu kém phải rời đi để ngân hàng mạnh đưa người lãnh đạo mới vào. Từ đó, giúp tái cơ cấu được hoàn toàn về tổ chức, nhân sự, chuyển đổi mô hình kinh doanh.

Thứ hai, tái cơ cấu phải dùng nguồn lực tài chính thực từ Nhà nước và từ nhà đầu tư tư nhân mới để xử lý được nợ xấu cũng như những tồn đọng của ngân hàng yếu kém. Bởi, nếu nhà đầu tư mới không có tiền thực, khi nhận ngân hàng yếu kém về rồi tăng vốn, tức dùng vốn ảo để xử lý nợ xấu.

2 điểm huyệt, 3 bài học về tái cơ cấu ngân hàng yếu kém ảnh 2

Thạc sĩ Nguyễn Xuân Thành - giảng viên chính sách công, Đại học Fulbright Việt Nam - phát biểu tại hội thảo.

“Thậm chí có bên còn đi vay để thâu tóm. Với những trường hợp “tay không bắt giặc” như thế này sẽ không thành công bởi rủi ro về một động cơ tiếp tục cho vay cho chính mình, dẫn đến tình trạng càng xấu đi”, ông Thành nhấn mạnh.

Ngân hàng Trung ương sẽ đóng vai trò “người cho vay cuối cùng” để đảm bảo thanh khoản và ngăn chặn rủi ro đổ vỡ mang tính hệ thống.

Thứ ba, cần có một chiến lược kinh doanh để giúp lợi nhuận tăng trưởng sau tái cơ cấu, xử lý thua lỗ trước đó.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh, rủi ro lớn nhất trong việc tái cơ cấu ngân hàng yếu kém là lợi ích nhóm sau khi sáp nhập. Theo ông Hiếu, một trong những nhóm lợi ích có khả năng làm khuynh đảo nhất là nhóm bất động sản. Thực tế cũng ghi nhận, hầu hết các vụ án về ngân hàng đều liên quan đến bất động sản.

Cẩn trọng với mô hình chuyển giao bắt buộc

Luật sửa đổi Luật Tổ chức tín dụng ban hành năm 2024 quy định, chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.

Cụ thể, Ngân hàng Xây dựng được chuyển giao cho Vietcombank và đổi tên thành VCBNeo, Ngân hàng Oceanbank được chuyển giao cho MBBank và đổi tên thành Modern Bank of Vietnam, GPBank được giao cho VPBank thực hiện tái cơ cấu, Đông Á Bank được chuyển giao cho HDBank và đổi tên thành Vikki Bank. Ngoài 4 ngân hàng 0 đồng, hiện có Ngân hàng SCB cũng đang nằm trong diện kiểm soát đặc biệt.

2 điểm huyệt, 3 bài học về tái cơ cấu ngân hàng yếu kém ảnh 3

Ông Hiếu cho rằng, để chuyển giao cũng như tái cơ cấu ngân hàng yếu kém hiệu quả, cần thiết phải “cắt bỏ” được lợi ích chéo.

Chia sẻ kinh nghiệm tái cơ cấu ngân hàng thông qua sáp nhập tại Mỹ, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho biết việc sáp nhập và tái cơ cấu các ngân hàng hoạt động tại Mỹ được thực hiện dưới sự quan sát và kiểm soát của các cơ quan quản lý liên bang và tiểu bang. Trong đó, bao gồm FED, FDIC (Công ty bảo hiểm tiền gửi Liên bang), OCC (Cơ quan tổng kiểm soát tiền tệ), các cơ quan quản lý các định chế tài chính tiểu bang.

Vị chuyên gia cũng trăn trở “thay vì chuyển giao bắt buộc, nên chuyển sang tự nguyện”. Nghĩa là các ngân hàng yếu kém nên tự đi tìm ngân hàng nào chịu nhận mình. Nếu không tìm được thì theo cơ chế thị trường phải bị loại bỏ.

“Chúng ta đang ở nền kinh tế thị trường nhưng lại không đi theo kinh tế thị trường, không để thị trường loại bỏ ngân hàng yếu kém?”, ông Hiếu đặt vấn đề.

Theo ông Hiếu, việc sáp nhập sẽ đem lại rủi ro lớn cho ngân hàng nhận chuyển giao (cụ thể là khách hàng gửi tiền), đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi hệ thống bảo vệ dữ liệu của chúng ta còn đang trong quá trình hoàn thiện. Chưa kể, nếu sáp nhập nhưng báo cáo tài chính không được hợp nhất vào ngân hàng mẹ thì tình hình lãi lỗ của ngân hàng kia không được công khai, dẫn đến rủi ro ngân hàng mẹ có thể đẩy nợ xấu vào đó.

“Để chuyển giao cũng như tái cơ cấu ngân hàng yếu kém hiệu quả, cần thiết phải “cắt bỏ” được lợi ích chéo. Song song, nhà đầu tư mới phải có tiềm lực tài chính và sử dụng tiền thật để xử lý, vì khi đó chính họ sẽ tự quản lý tốt việc chuyển giao mà không cần cơ quan quản lý phải theo sát”, ông Hiếu giải thích.

MỚI - NÓNG
Real Madrid thắng hú vía, trầy da tróc vẩy bám đuổi Barcelona
Real Madrid thắng hú vía, trầy da tróc vẩy bám đuổi Barcelona
TPO - Real Madrid đã thể hiện rõ tư tưởng giữ sức cho trận đấu với Barcelona vào cuối tuần này ở chung kết Cúp nhà vua Tây Ban Nha. Đó là lý do mà họ cất những trụ cột như Rodrygo, Bellingham, Rudiger... và đưa vào sân hàng loạt cầu thủ trẻ trong trận gặp Getafe vào rạng sáng nay. Rất may là họ vẫn giành được chiến thắng.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Hình ảnh lần đầu có ở Hoa hậu Việt Nam 2024

Hình ảnh lần đầu có ở Hoa hậu Việt Nam 2024

TPO - Sân khấu chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024 được thiết kế như một bản giao hưởng ánh sáng, trở thành điểm nhấn đậm đà bản sắc. Đây không đơn thuần là cuộc thi sắc đẹp, còn là hành trình văn hóa, nơi những giá trị truyền thống được “kể” lại bằng ngôn ngữ của thời đại số.
Cảnh cứu 8 thanh niên xung phong mắc kẹt trong Hang Tám Cô 53 năm trước

Cảnh cứu 8 thanh niên xung phong mắc kẹt trong Hang Tám Cô 53 năm trước

TPO - Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Khúc ca hòa bình" nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngoài 3 phần thuyết minh, trưng bày còn có hoạt cảnh đặc biệt tái hiện câu chuyện về công tác cứu hộ tám thanh niên xung phong tại đường 20 Quyết Thắng (xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình) bị mắc kẹt trong hang đá năm 1972.
Khai mạc lễ hội chợ tình Khâu Vai

Khai mạc lễ hội chợ tình Khâu Vai

TPO - Tối 22/4, tại Quảng trường trung tâm huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai (gọi tắt là Chợ tình Khâu Vai) năm 2025 chính thức được khai mạc. Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, từ 22/4 đến 24/4 (tức 24-26/3 âm lịch), mở đầu với chương trình nghệ thuật với chủ đề "Khâu Vai ngày trở lại".