Nữ nghệ sĩ người Đức Veronika Witte, bà Thái Kim Lan và nhà nghiên cứu văn hóa sử học Trần Quang Đức dẫn dắt người xem vào thế giới của những bộ áo dài và ẩn dụ của từng hình ảnh sắp đặt.
8 màn hình video chiếu những vật dụng thường thấy hàng ngày, kể câu chuyện của người tì nữ hoàng cung 95 tuổi nay còn sống, cô sinh viên 19 tuổi nói về bảo tồn, thời gian và ý nghĩa của áo dài trong cuộc sống của họ. Tham quan vào 15h ngày 18/1; 18h ngày 22/1; 18h ngày 30/1 tại Viện Goethe Hà Nội.
B.T
* Tọa đàm về nghiên cứu biểu tượng lúc 15h ngày 16/1 tại cà phê Trung Nguyên 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Với TS Đinh Hồng Hải, nhà nghiên cứu mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế và nhà nghiên cứu mỹ học Nguyễn Quang Hà. Khoa học nghiên cứu biểu tượng du nhập Việt Nam hơn 100 năm theo hướng tiếp cận hàn lâm phương Tây. Đến nay, nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam trên bình diện văn bản học (văn học, sử học, triết học, ngôn ngữ học...) đạt nhiều thành tựu, trong khi nghiên cứu biểu tượng trên nền tảng ký hiệu học, nhân học, nghệ thuật học... vẫn là mảnh đất trống.
Tọa đàm xoay quanh cuốn “Nghiên cứu biểu tượng: Một số hướng tiếp cận lý thuyết”, NXB Thế Giới ấn hành, tác giả Đinh Hồng Hải, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, tiến sĩ Nhân học Văn hóa. Ông cũng là tác giả “Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền thống Việt Nam” (NXB Tri Thức 2012).
T.Q
* Phiên chợ Vintage Art mở cả ngày 18/1 tại Sum Villa, 100 Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội có tên Đam mê hơn nữa. Bày gần 30 tác phẩm của các họa sỹ có tiếng của Reak-art: Ngô Xuân Chính, Phạm Khắc Quang, Vũ Xuân Tình, Nguyễn Viết Lục… và các họa sỹ trẻ. Tác phẩm triển lãm ngoài trời cùng với khoảng mấy chục gian hàng đồ xưa, thời trang, đồ handmade… Chợ phiên Vintage-Art diễn ra thường kì, vào chủ nhật tuần thứ hai hàng tháng. Lần này BTC dành một phòng trưng bày bán tranh của nhóm họa sỹ khuyết tật nhằm tạo điều kiện cho lao động nghệ thuật của họ.
A.L