Phó Thủ tướng: Chưa có chủ trương bỏ biên chế đối với giáo viên
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định cho tới nay, chưa có chủ trương bỏ biên chế đối với giáo viên, ngay cả với các trường đại học, và cho biết Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng Nghị định về cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục đại học công lập và Nghị định về cơ chế tự chủ trong các trường giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng và trung cấp. Trong dự thảo hai nghị định này vẫn giữ biên chế công chức và viên chức.
“Tôi có hỏi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thì được biết Bộ trưởng đề xuất như vậy là vì Bộ trưởng muốn khắc phục tình trạng "biên chế suốt đời", "chỉ có vào không có ra" nên sau khi vào biên chế có không ít giáo viên không còn nỗ lực phấn đấu, không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy trong tình hình mới"- Phó Thủ tướng nhấn mạnh. (Xem chi tiết tại đây)
Bộ Giáo dục cập nhật lại đáp án môn Lịch sử do 'lỗi kỹ thuật'
TS Sái Công Hồng - Phó cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết sự khác nhau giữa đáp án là do bản thông tin ban đầu được sao chép từ đĩa nén, có lỗi nhảy ô và nhòe chữ. Đây là lỗi về kĩ thuật.
Kết thúc kỳ thi THPT quốc gia 2017, nhiều về thắc mắc câu hỏi số 22 ở mã đề 302 môn Lịch sử (tương đương câu hỏi số 14 ở mã đề 316) có sự thay đổi về đáp án.
Trả lời PV Tiền Phong chiều 26/6, TS Sái Công Hồng - Phó cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT), cho biết sự khác nhau giữa đáp án là do bản thông tin ban đầu được sao chép từ đĩa nén, có lỗi nhảy ô và nhòe chữ. Đây là lỗi về kĩ thuật.
Ngay tối 24/6, Bộ GD&ĐT đã thay thế bằng bản scan văn bản cứng dùng để gửi đi các sở GD&ĐT (có dấu đỏ) và đưa lên website của Bộ GD&ĐT. Như vậy, đáp án đúng là phương án D. Chiến tranh đặc biệt. (Xem chi tiết tại đây)
Thí sinh dự thi kì thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: Như Ý Từ năm 2018, các trường đại học tự quyết định điểm sàn
Trong cuộc họp báo công bố kết thúc kỳ thi THPT quốc gia 2017 chiều nay 24/6, Bà Nguyễn Kim Phụng (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT) khẳng định, từ năm 2018 các trường đại học sẽ tự quyết định điểm sàn.
Về vấn đề bao giờ quyết định và công bố điểm sàn, Bà Nguyễn Kim Phụng (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT) cho rằng, trong quy chế tuyển sinh hiện nay đã quy định khá rõ các quy định về điểm sàn áp dụng trong năm 2017, còn từ năm 2018 thì có một số điều kiện được bổ sung và khi thực hiện các điều kiện đó thì các trường tự xác định điểm sàn.
Cũng theo bà Phụng, các điều kiện tự bổ sung của năm 2018 là các trường phải xây dựng đề án tuyển sinh đầy đủ, hoàn chỉnh trong đó đặc biệt quy định về công khai về điều kiện đảm bảo chất lượng của trường, công khai về tỉ lệ việc làm của sinh viên theo từng ngành đào tạo trong 2 năm gần đây, công khai về tỉ xuất đầu tư để đảm bảo sinh viên trong một năm học. (Xem chi tiết tại đây)
Hạ điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên và không chuyên
Sở GD&ĐT vừa công bố điểm chuẩn vào lớp 10 của 3 trường chuyên gồm THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam; THPT Chuyên Nguyễn Huệ; Trường THPT Chu Văn An.
Theo đó, điểm chuẩn vào lớp chuyên của Trường THPT Chuyên của Hà Nội đều giảm từ 0,5 đến 2 điểm tùy vào các lớp.
Cụ thể như sau:
Hà Nội hạ điểm chuẩn lớp 10 nhiều trường công lập
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố mức điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 các trường THPT công lập trên địa bàn năm học 2017- 2018.
Theo đó, có 43 trong tổng số 108 trường THPT công lập ở Hà Nội đã có sự thay đổi về mức điểm chuẩn trúng tuyển theo hướng hạ xuống. (Xem chi tiết tại đây).