TikTok gặp rắc rối với cáo buộc 'chứa nhiều thông tin sai lệch'

0:00 / 0:00
0:00
TPO - TikTok đang được đánh giá là đối thủ tiềm năng của Google trên thị trường tìm kiếm. Thế nhưng thời gian gần đây, ứng dụng này gặp phải nhiều cáo buộc liên quan đến việc cung cấp các thông tin sai lệch.

Francesca Tripodi, giáo sư khoa học thông tin và thư viện tại Đại học Bắc Carolina, Chapel Hill (Mỹ), cho biết TikTok đi lên như một công cụ tìm kiếm có thể đồng nghĩa với việc nhiều người gặp phải thông tin sai lệch. Nền tảng này đã phải vật lộn với việc kiểm duyệt nội dung gây hiểu lầm về bầu cử, xung đột ở Ukraine và phá thai.

Thuật toán của TikTok có xu hướng “níu kéo” người dùng trên ứng dụng, khiến họ khó chuyển sang các nguồn bổ sung để tìm kiếm xác minh tính xác thực hơn. “Bạn không thực sự nhấp vào bất kỳ thứ gì có thể dẫn bạn ra khỏi ứng dụng. Điều đó khiến việc kiểm tra lại thông tin bạn nhận được có chính xác hay không càng trở nên khó khăn hơn”, giáo sư cho biết.

TikTok gặp rắc rối với cáo buộc 'chứa nhiều thông tin sai lệch' ảnh 1

Theo một nghiên cứu mới của NewsGuard, một trang web theo dõi thông tin sai lệch trên internet, phát hiện ra rằng 1/5 kết quả tìm kiếm trên TikTok có chứa thông tin sai lệch. Nghiên cứu phân tích 20 kết quả tìm kiếm hàng đầu trên 27 chủ đề tin tức khác nhau, từ "cuộc bầu cử năm 2022" đến "vắc xin mRNA phòng COVID-19 ".

Nghiên cứu của NewsGuard cho thấy TikTok cũng đề xuất người dùng với các cụm từ tìm kiếm thiên lệch. Ví dụ: Nếu người dùng tìm kiếm "vắc xin COVID", TikTok sẽ đưa ra đề xuất cho các cụm từ tìm kiếm liên quan nhiều hơn hơn, chẳng hạn như "sự thật về vắc xin COVID" hoặc "HIV vắc xin COVID".

TikTok gặp rắc rối với cáo buộc 'chứa nhiều thông tin sai lệch' ảnh 2

Nghiên cứu cũng lưu ý rằng có hơn một nửa kết quả tìm kiếm xuất hiện về cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 ở Mỹ có chứa "luận điệu cực tả siêu đảng phái".

Các nội dung tự chữa trị tại nhà ghi nhận nhiều thông tin sai lệch đáng kể trên Tiktok. Tình trạng thiếu sữa bột trẻ em diễn ra dẫn đến một loạt video quảng cáo sữa bột trẻ em tự làm mà các bác sĩ nhi khoa cảnh báo là "nguy hiểm".

Sau phán quyết của Tòa án tối cao về việc lật lại vụ kiện Roe và Wade (vụ kiện có từ năm 1973 giúp hợp pháp hóa quyền phá thai trên toàn nước Mỹ), các biện pháp phá thai bằng thảo dược bắt đầu thịnh hành trên TikTok. Các video đề xuất các phương thuốc được cho là để phá thai từ mùi tây đến ngải cứu.

TikTok gặp rắc rối với cáo buộc 'chứa nhiều thông tin sai lệch' ảnh 3

Insider cho biết một video TikTok gợi ý sử dụng ngải cứu có thể gây sẩy thai đã thu hút hơn 1 triệu lượt xem trên TikTok. Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp lưu ý rằng "hiện có rất ít nghiên cứu đã được thực hiện về ngải cứu ở người."

Meghna T., một sinh viên năm cuối ở ngoại ô Michigan, nói rằng nếu cô ấy tìm kiếm các thông tin liên quan đến sức khỏe hoặc giáo dục, cô ấy vẫn sử dụng Google. Trong khi đó, với “tất cả những điều khác”, cô ấy chọn Tiktok.

Theo Business Insider/NY Times/
MỚI - NÓNG