Sở dĩ gọi như vậy vì, nơi đây hiện được bảo vệ bởi “tầng tầng lớp lớp” hệ thống phòng không của cả Nga và quân đội Syria. Chưa kể, trên mặt đất tứ phía đều có binh sĩ Nga – Syria trang bị xe tăng, xe bọc thép ngày đêm canh phòng cẩn mật.
Cụ thể, về phía Quân đội Nga, không phận quanh căn cứ được đảm bảo an toàn tuyệt đối bởi các hệ thống tên lửa phòng không tối tân nhất thế giới S-400 Triumph, pháo – tên lửa Pantsir-S1.
Trong ảnh, xe chiến đấu Pantsir-S1 vừa đảm bảo không phận căn cứ vừa bảo vệ, phòng không tầm thấp bảo vệ S-400 trước mục tiêu bay thấp, cực thấp như UAV.
Ngoài ra căn cứ không quân Hmeymim còn được bảo vệ bởi các tổ hợp tác chiến điện tử mặt đất thế hệ mới Krasuha-4 của Nga nhằm vô hiệu hóa mọi thiết bị trinh sát điện tử của đối phương có ý định do tham căn cứ không quân này. Đặc biệt Krasuha-4 có thể “đánh sập” mọi hệ thống radar và máy bay trinh sát trên không trong phạm vi lên đến 300km.
Về phía Quân đội Syria, nước này đã triển khai hàng chục bệ phóng tên lửa phòng không hiện đại nhằm bảo vệ căn cứ Hmeymim cùng các lực lượng Nga. Cụ thể, gồm tên lửa phòng không tầm xa S-200VE Vega – loại tên lửa đất đối không mạnh nhất Syria hiện nay.
Tên lửa phòng không S-200VE của Syria có thể bắn hạ mục tiêu ở cự ly tối đa 240km, radar có thể dẫn bắn đồng thời 5 mục tiêu cùng lúc.
Ở phạm vi tầm bắn trung bình (khoảng 50-60km) quanh căn cứ, Quân đội Syria triển khai các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub (SA-6), 9K37M2E Buk M2E (SA-17), S-125 Petrora-2M. Tất cả tổ hợp này tạo thành lưới phòng không đa lớp bảo vệ chắc chắn căn cứ Hmeymim trước mọi mối đe dọa từ trên không.
Trong đó, Buk-M2E là loại hiện đại nhất, dường như đóng vai trò “át chủ bài” lưới bảo vệ tầm trung quanh căn cứ Nga. Buk-M2E (theo ký hiệu của NATO là SA-17) là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung hiện đại độ cơ động cao. Ngoài các loại máy bay, trực thăng Buk-M2E có có khả năng đánh chặn các tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa chống radar và các loại tên lửa không đối đất đặc biệt. Buk-M2E cũng có thể được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu mặt nước như tàu tuần dương tên lửa loại nhỏ, các tàu khu trục và các mục tiêu mặt đất phản xạ sóng vô tuyến.
Tổ hợp tên lửa Buk-M2E có khả năng đánh chặn mục tiêu ở độ cao lớn nhất tới 30km, tầm xa nhất đến 70km, có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu trên không tại mọi vị trí trong vùng tiêu diệt mục tiêu của nó: từ 3 đến 45 km theo độ xa, từ 0,015 đến 25 km theo độ cao. Các tên lửa có thể được phóng riêng lẻ hoặc theo loạt.
Mặc dù là hệ thống phòng không cũ kĩ nhưng S-125 Pechora của Syria sau khi nâng cấp đã có sức mạnh mới, đủ khả năng tiêu diệt mục tiêu hiện đại trên không. Trong ảnh có thể thấy bệ phóng Pechora-2M của Syria được lắp lên khung gầm xe vận tải tăng tính cơ động.
Theo các tài liệu công khai, Pechora-2M sau cải tiến có khả năng chống được tên lửa hành trình, tầm bắn tiêu diệt mục tiêu từ 2,5-32km, độ cao bắn hạ từ 20m tới 20km, nâng cấp khả năng tác chiến ban đêm, có khả năng phát hiện được cả mục tiêu bay tàng hình...
Ở tầm thấp, tầm ngắn, Quân đội Syria cũng đã có trong trang bị tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Pantsir-S1 lợi hại để cùng tham gia bảo vệ căn cứ Nga.
Ngoài ra còn có các tổ hợp tên lửa phòng không 9K33 Osa đạt tầm bắn 15km, hạ mục tiêu ở độ cao 12km.