“Vòng kim cô” siết cây cầu lịch sử - Bài 2:

Tiền hậu bất nhất

Tiền hậu bất nhất
TP - Có thể chỉ ra một số dấu hiệu không bình thường trong việc phê duyệt và triển khai hạng mục cầu đường sắt vượt sông Hồng của tuyến đường sắt số 1.

Trước hết là việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt số 1 xác định xây cầu vượt sông Hồng cách cầu Long Biên 30m về phía thượng lưu. Theo quy trình, dự án cần được nghiên cứu kỹ, cân nhắc các yếu tố trước khi phê duyệt. 

Nhưng ở dự án này, khi quyết định vừa đưa ra thì thành phố Hà Nội tiếp tục cho tư vấn JKT vào nghiên cứu và đưa ra phương án: Cầu vượt sông Hồng đi cách cầu Long Biên 186 m về thượng lưu. 

Cả Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội đều đón nhận phương án này. Sau khi cả Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội chấp thuận phương án 186m và được Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chấp thuận, dư luận đặt câu hỏi: Vậy dự án mà Bộ GTVT duyệt trước đó dựa vào căn cứ nào?

Sau phương án xây dựng cầu đường sắt cách cầu Long Biên 30m được Bộ GTVT phê duyệt, TP Hà Nội chỉ đạo tư vấn nghiên cứu tiếp 6 phương án xây cầu đường sắt cách: 30m, 60m, 100m, 186m, 200m, 300m và cuối cùng chốt phương án 186m.

Thế nhưng, không lâu sau Hà Nội lại phát đi công văn gửi Bộ GTVT đề nghị nghiên cứu phương án cầu đường sắt đi trùng với cầu Long Biên hiện tại. Căn cứ để đưa ra đề nghị này là: “Để giải quyết vướng mắc trong việc triển khai dự án, không phải GPMB di chuyển các hộ dân, đồng thời đảm bảo cảnh quan đô thị”.

Nhìn vào phương án xây cầu cách 186m về phía thượng lưu cầu Long Biên, chúng ta thấy rõ Đồ án quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là căn cứ pháp lý cao nhất. Tuy nhiên, phải nói thêm, quyết định phê duyệt dự án của Bộ GTVT vẫn còn nguyên giá trị.

Như vậy, cùng lúc cả hai phương án xây dựng cầu đường sắt cách 30m và 186m so với cầu Long Biên hiện tại đều đang có giá trị pháp lý. Thế nhưng,0 cả Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội đã không đưa ra quyết định cuối cùng về vị trí cầu đường sắt. Sau một thời gian dài suy nghĩ, hai bên đã cùng thống nhất nghiên cứu phương án hoàn toàn mới - đi trùng cầu Long Biên.

Một dự án trọng điểm quốc gia, nhưng cách triển khai để lại nhiều băn khoăn cho dư luận.

Sẽ lấy ý kiến rộng rãi về cầu Long Biên

Chiều qua, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi đến một số cơ quan báo chí trả lời về phương án vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 liên quan cầu Long Biên. Văn bản nêu, Hà Nội luôn có quan điểm nhất quán về việc phải giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, Bộ VHTT&DL cùng các bộ ngành liên quan sớm tổ chức hội thảo với sự tham gia rộng rãi của các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực để xem xét toàn diện, khách quan, khoa học, nhằm đề xuất phương án tối ưu đảm bảo gắn kết việc bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử văn hoá cầu Long Biên...

l Báo Tiền Phong mở diễn đàn “Cầu Long Biên- Bảo tồn hay xây mới?” với mong muốn các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, những người làm công tác quản lý và đông đảo bạn đọc sẽ tham gia bàn bạc, góp ý.

Các bài viết, ý kiến, ảnh... gửi về tòa soạn theo địa chỉ: caulongbien@baotienphong.com.vn

Minh Tuấn

MỚI - NÓNG
Tấm biển đá có lỗi kỹ thuật đã được cơ quan chức năng di dời.
Ngành chức năng thông tin về tấm biển ghi 'Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá'
TPO - Ngày 20/4, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Thanh Hoá cho biết, đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Thanh Hóa kết quả kiểm tra, rà soát lại toàn bộ sự việc liên quan đến tấm biển đá ghi "Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa" ở di tích lịch sử Quốc gia nghè Vẹt, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc.