TPO - Nỗ lực tiêm chủng trên địa bàn TPHCM vẫn chưa thể kiểm soát được dịch sởi, tuần qua, số ca bệnh tiếp tục tăng cao. Sở Y tế cho rằng, di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm vắc xin sởi trong trường học là nguyên nhân gia tăng ca mắc bệnh.
TPO - Từ đầu năm đến nay, tại TPHCM đã ghi nhận 4 trường hợp trẻ tử vong vì bệnh sởi. Ngành y tế đang nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát, tuy nhiên dịch bệnh vẫn tiếp tục tăng nhanh, chưa có điểm dừng ở khu vực các tỉnh phía Nam.
TPO - Ngay sau khi nhận được lô vắc xin 300.000 liều, ngày 31/8, ngành Y tế TPHCM đã chính thức triển khai chiến dịch tiêm ngừa bệnh sởi cho trẻ. Giai đoạn 1 của chiến dịch này sẽ diễn ra xuyên suốt kỳ nghỉ lễ và kéo dài trong 1 tháng.
TPO - Hai bệnh nhân sau khi tiêm vắc xin tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu thì chóng mặt, mệt mỏi và ngất, được sơ cứu sau đó đưa đến bệnh viện điều trị.
TP - Từ một vài ca được phát hiện, đến nay TPHCM đã ghi nhận 16 trường hợp mắc bệnh sởi. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố (HCDC) cảnh báo, sởi là bệnh truyền nhiễm, nguy cơ lây lan thành dịch nếu không được tiêm vắc xin đầy đủ.
TPO - Sáng 5/5, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên-Huế (CDC TT-Huế) cho biết, một bé gái 7 tuổi (ngụ phường An Hòa, TP. Huế) vừa bị chó dữ cắn gây nên nhiều vết thương sâu, phức tạp ở vùng cánh tay phải nhập viện cấp cứu, điều trị.
TPO - Sau khi tiêm vắc xin loại 6 trong 1 thì bé gái 2 tháng tuổi có dấu hiệu bị sốc phản vệ nên được chuyển tới bệnh viện để cấp cứu. Cơ quan chức năng Bình Dương đang làm rõ nguyên nhân.
TPO - Một bé gái trú tại tỉnh Quảng Bình vừa bị chó hàng xóm cắn với những vết thương nghiêm trọng, phải khâu 50 mũi, hiện nhập viện theo dõi, điều trị tại Bệnh viện T.Ư Huế (cơ sở 2).
TPO - Liên quan đến trường hợp bé trai hơn 1 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm ngừa bệnh lao tại điểm dịch vụ trên địa bàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp), Hội đồng tư vấn chuyên môn nhận định, cháu bé tử vong không liên quan đến tiêm chủng.
TPO - Lãnh đạo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thừa nhận có tình trạng người dân đang e dè sử dụng vắc xin dịch tả lợn châu Phi, bởi đây là loại vắc xin mới, trên thế giới chưa có nước nào nghiên cứu thành công và đưa vào sử dụng.
TPO - Hai bé trai song sinh đột ngột tím tái sau tiêm vắc xin viêm gan B tại Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc. Một bé không qua khỏi. Bé còn lại được chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương.
TP - Mặc dù dịch COVID-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu, nhưng đại dịch chưa kết thúc vì vậy Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu người dân tiêm vắc xin phòng COVID-19, thực hiện tiêm nhắc lại cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao.
TPO - Trong 7 ngày qua, Bình Dương ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng đến 67% so với tuần trước, trong đó đã ghi nhận hai ca tử vong. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tỉnh Bình Dương lên phương án ứng phó trong tình hình mới.
TP - Ngày 3/5, Cục Quản lí Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết trong 4 ngày nghỉ lễ (30/4-3/5) có 17 bệnh nhân COVID-19 tử vong. Ngoài ra còn hàng chục bệnh nhân thở máy và hàng nghìn ca mắc mới COVID-19 nhập viện. Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu các địa phương tăng cường tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho đối tượng nguy cơ cao.
TPO - Liên quan đến một số bệnh của trẻ do khoảng trống về tiêm chủng mở rộng trong thời gian 3 năm chống dịch COVID-19, tại cuộc họp về phòng chống dịch bệnh mới đây, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Phan Trọng Lân nhấn mạnh các địa phương cần đẩy nhanh rà soát, lập danh sách trẻ chưa tiêm đủ mũi vắc xin.
TPO - Ngày 24/4, Sở Y tế TPHCM cho biết công tác giám sát dịch tễ trên địa bàn vừa phát hiện thêm 3 biến thể phụ mới của COVID-19. Đây đều là các biến thể đã xuất hiện ở nhiều quốc gia và được xếp vào nhóm đáng quan tâm.
TPO - Số ca mắc mới COVID-19 trên địa bàn Hà Nội trong những ngày gần đây có dấu hiệu gia tăng. Trong 2 ngày 12 và 13/4, toàn thành phố ghi nhận trung bình 95 ca mắc COVID-19/ngày.
TP - Thống kê của Bộ Y tế cho thấy số ca mắc COVID-19 có xu hướng tăng trở lại, tập trung tại miền Bắc, trong đó, Hà Nội có số ca mắc cao nhất. Bảy ngày qua, cả nước ghi nhận 638 ca mắc mới COVID-19, cũng là tuần có số ca nhiều nhất kể từ đầu năm.
TPO - Qua thực tế giám sát, đại biểu đề nghị Bộ Y tế làm rõ thời điểm tuyên bố hết dịch, vì các địa phương phản ánh những khó khăn trong việc kêu gọi người dân tiêm vắc xin phòng COVID-19.
TPO - Quảng Nam được cấp 73.900 liều vắc xin AstraZeneca có hạn sử dụng đến ngày 1/2/2023. Theo thời gian này, thì chỉ có 23 ngày để triển khai tiêm hết số vắc xin trên, do đó, việc tổ chức vận động và triển khai tiêm vắc xin cho người dân theo số lượng được phân bổ là rất khó khả thi và dễ dẫn đến tồn đọng, gây lãng phí số vắc xin được cấp.
TPO - Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chiến dịch ngoại giao vắc xin đã đã giúp “xoay chuyển tình thế”, đưa Việt Nam trở thành một trong ít quốc gia đi sau về trước trong triển khai tiêm chủng vắc xin.
TPO - Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh COVID-19, trong khi người dân có biểu hiện lơ là, tỉnh Bình Dương đã tổ chức đợt cao điểm tiêm phòng cho đối tượng là trẻ em, học sinh các trường tiểu học.
TPO - Trong công văn khẩn, UBND huyện Phú Riềng (tỉnh Bình Phước) đề nghị phải đạt 100% giáo viên, học sinh trên địa bàn tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19. Nếu không đạt được kết quả trên, hiệu trưởng, giáo viên sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật, còn đối với học sinh sẽ bị điều đi lớp khác. Vụ việc gây bức xúc cho cả giáo viên và phụ huynh học sinh.
TP - Thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp. Đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh hoạt động mạnh, bùng phát rất nhiều bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
TPO - Ngày 18/9, theo Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, tiêm vắc xin phòng COVID – 19 mũi 2 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và mũi 3 trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi của tỉnh Bắc Giang xếp thứ 2 toàn quốc.
TPO - Ngày 8/9, Việt Nam ghi nhận 3.191 ca COVID-19, giảm 687 ca so với 24 giờ trước đó. Trong ngày có 1 bệnh nhân tử vong. Hiện còn 154 bệnh nhân nặng đang điều trị.
TPO - Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ngãi đã đưa ra nhận định ban đầu về nguyên nhân khiến lợn chết hàng loạt do sau tiêm vắc xin dịch tả lợn châu Phi.
TP - Sau Phú Yên và Bình Định, người chăn nuôi ở tỉnh Quảng Ngãi đang điêu đứng vì lợn bị chết sau khi tiêm vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi mang nhãn hiệu NEVET-ASFVAC.