Thủy điện phá rừng

TP - Măng Đen là thị trấn của huyện Kon Plông nổi tiếng khắp cả nước. Thị trấn nổi tiếng nhờ có rừng nhưng cũng chỉ vì lợi ích trước mắt, nhiều dự án, thủy điện ở huyện Kon Plông lại tàn phá rừng không thương tiếc.

Việc tích nước khiến hơn 25ha rừng bị chết do ngập úng ở lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum thời gian qua được dư luận quan tâm, tỏ ra bức xúc.

Theo tìm hiểu của Tiền Phong, giữa năm 2021, trong quá trình tuần tra bảo vệ rừng tại khu vực lòng hồ thủy điện, các đơn vị chủ rừng đã phát hiện rừng chết hàng loạt trong đại công trình Thượng Kon Tum. Vụ việc được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum khởi tố điều tra vào tháng 4/2022.

Thủy điện phá rừng ảnh 1

Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước làm mất rừng

Mới đây, Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum có báo cáo gửi UBND tỉnh về kết quả xử lý vụ việc, các cán bộ liên quan vụ hơn 25 ha rừng bị chết do ngập úng chỉ bị kiểm điểm rút kinh nghiệm.

Báo cáo này xác định, Cty Cổ phần Đo đạc và bản đồ viễn thám được Cty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh thuê tư vấn, đo đạc lập bản đồ, cắm mốc vùng ngập nước công trình thủy điện Thượng Kon Tum.

Và trách nhiệm chính làm chết hơn 25ha rừng trên thuộc về “Cty Cổ phần Đo đạc và bản đồ viễn thám trong việc tư vấn đo đạc, lập bản đồ địa chính và cắm mốc ranh giới vùng ngập lòng hồ”.

Bằng ca nô, phải đi cả giờ đồng hồ mới hết được những diện tích rừng bị chết quanh lòng hồ thuỷ điện Thượng Kon Tum. Cánh rừng lâu năm xanh mướt giờ màu xám ảm đạm.

Một diện tích lớn của lòng hồ bị “máu” của những thân gỗ chết loang lổ, váng xanh hết mặt nước. Hai mảng màu xám, xanh tương phản làm cho người ta không khỏi đau xót, thương tiếc cho cánh rừng.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.