Ông nhìn nhận thế nào về cơ hội cho thị trường chứng khoán năm 2016?
TPP là cơ hội cho một số DN nhưng là thách thức cho nền kinh tế. Vì nếu đi sang bên Mỹ sẽ thấy vì sao gà Mỹ rẻ như thế . Bên đó họ có cái gọi là an ninh lương thực ( 3 năm hết hạn 12 tháng nữa rất rẻ); nhưng giá nông sản bên đó cũng không rẻ.
Về chu kỳ nền kinh tế thì năm nay Việt Nam ảnh hưởng của Trung Quốc nhiều hơn mà TQ chắc chắn sẽ hạ cánh cứng. Cần phải hiểu giá dầu không phải là nguyên nhân mà là “hệ quả” của nền kinh tế đang giảm phát và người ta không dùng đến nữa (giá cao su cách đây 5 năm là 5000 USD/tấn còn hiện nay 700 USD/tấn).
Cách nhìn của tôi trong 2016 bước đầu là năm khó khăn, tuy nhiên có những điểm sáng nhất định như Việt Nam đỡ tệ hơn các nước xung quanh và có cơ hội để đầu tư. Nếu người ta đổ tiền được vào đây thì thu hút được nguồn vốn (cứ nhìn GDP tăng là vui rồi).
Theo ông, TTCK sau quí 1/2016 và từ nay đến cuối năm sẽ thế nào?
Ở SSI chúng tôi sống theo kiểu gia đình nên việc thưởng tết không căn cứ theo kết quả kinh doanh hàng năm mà luôn để ra dự địa để năm nào cũng có cảm giác như năm nào.
ông Nguyễn Duy Hưng nói về thưởng Tết
Tôi sợ Trung Quốc sẽ gây nên khủng hoảng thế giới. Nếu thế thì hơn cả đợt khủng hoảng của Mỹ từ Lemon Brother. Bởi những tín hiệu khủng khoảng hiện cực cao. Giá dầu thế giới xuống dưới 30 USD/thùng; người ta hi vọng do nhà máy Trung Quốc có vấn đề. Lo ngại là vì khủng hoảng Trung Quốc sẽ nặng nề hơn nước Mỹ vì nước Mỹ có thể tự recover rất là cao. Bản thân câu chuyện giống như ở Việt Nam tất cả dồn cho đầu tư tài sản (khi giá lên không sao; khi giá xuống thì khủng hoảng do TQ gây ra rất nặng nề trong khi chúng ta lại nằm sát cạnh lại lệ thuộc bang giao làm ăn rất lớn). Vấn đề là bất cứ nền kinh tế nào cũng có ảnh hưởng nền kinh tế Trung Quốc, đến cả thương hiệu Việt của chúng ta có khi còn bị làm giả.
Tôi thì sợ nhất là khủng hoảng TQ khiến chứng khoán cứ lên được 1-2 phiên; thượng cho phát rồi lại nhào về…
Là đại gia chứng khoán tay ngang rẽ sang làm nông nghiệp. Theo ông vì sao thu hút doanh nghiệp vào lĩnh vực này lại khó khăn đến vậy. Lỗi tại cơ chế chính sách hay thị trường?
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch công ty chứng khoán Sài Gòn.
Ở Việt Nam, đầu tư vào các ngành khác lợi nhuận rất lớn; ví như tôi làm chứng khoán lợi nhuận khoảng 1000 tỷ thì làm nông nghiệp phải đầu tư ít khoảng 5 triệu đô nhưng rất khó trông có lời ngay (đầu tư vào nguồn lực, con người). Mà doanh nghiệp thì liên quan đến hiệu quả, cứ có gì hiệu quả thì sẽ hút họ vào. Nói chung, nguyên nhân tại cả hai; ví như làm chính sách nhưng đưa ra chính sách không thể chỉ “nằm” trong phòng mà làm, để làm được anh cần phải ở với nông dân.
Thứ nữa, làm nông nghiệp công nghệ cao phải tính được mất. Ví như ngành hải sản tất cả mọi người chết; riêng công ty hải sản của bên tôi năm vừa rồi lãi 62%; không thể tưởng tượng 55% là cá; 45% là nước (khoảng 4-5 năm trở lại đây chúng tôi mới đầu tư được 100 triệu USD đó là ít);
Hoặc ví như tôi đang làm lúa, gạo sạch. Đợt trước thử nghiệm 1.000 tấn; đợt này gấp 4,5 lần tức là 4.500 tấn. Cái khác của tôi với người khác là chất lượng. Nói chung, khi nào dịch chuyển được lao động đưa sang những ngành công nghệ cao khác thì mới thay đổi được xã hội.
Lời khuyên của ông dành cho nhà đầu tư sau tết Bính Thân, nếu có tiền nên mua gì, vàng, đô, bất động sản, chứng khoán?
Năm nay có tiền thì nên mua chứng khoán. Bởi đây là năm có cơ hội. Bản thân tôi có được ngày hôm nay là do tôi đã biết chọn đúng giá trị cổ phiếu trên sàn; khi mọi người không ai quan tâm thì tôi lại đầu tư. Nếu mọi người biết đầu tư theo như thế thì năm nay đúng là cơ hội. Có điều, đừng bao giờ chỉ nhìn vào những DN mà phải tập nhìn theo kiểu khác đi. Đơn cử những cái gì đã mất lòng tin một lần thì đừng bao giờ tin lại; mua đầu tư phải nhìn vào và phải có niềm tin.
Cảm ơn ông!