Thổ Nhĩ Kỳ toan tính gì khi triển khai quân đến Iraq?

Xe tăng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ gần biên giới Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: AP).
Xe tăng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ gần biên giới Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: AP).
Tờ Sputnik News dẫn lời một chính trị gia cao cấp của Iraq cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang âm mưu tạo nên một khu vực do người Sunni thống trị ở Iraq và Syria bằng cách triển khai lực lượng đến Mosul.

Trong cuộc phỏng vấn với Fars News ngày 12/12, ông Sa'd al-Matlabi, một thành viên của Liên minh Luật Nhà nước Iraq nhận xét: “Với một âm mưu toàn diện được ấp ủ thông qua sự phối hợp với các liên minh quốc tế, Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách chiếm lĩnh một phần của Iraq và Syria để tạo ra một khu vực do người Sunni thống trị.”

Theo ông al-Matlabi, “bằng cách triển khai lực lượng ở miền bắc Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị lực lượng để thực hiện mưu đồ của mình là tạo ra một khu vực do người Sunni thống trị ở khu vực này.”

Vị quan chức này còn cho biết giới chức Mỹ cũng đã bàn bạc về âm mưu của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc họp tại Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad.

Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi binh lính và xe tăng đến một căn cứ quân sự ở miền bắc Iraq hồi tuần trước, khiến Iraq tức giận.

Ankara khẳng định nước này triển khai lực lượng gần Mosul để bảo vệ cho các giảng viên quân sự đang hướng dẫn cho binh lính Iraq ở căn cứ. Tuy nhiên, Baghdad yêu cầu nước này rút quân ngay lập tức và đưa vấn đề này ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Theo kênh truyền hình địa phương Alsumaria, hàng ngàn người, hầu hết là thành viên của lực lượng bán quân sự Shiite ở Iraq đã tham gia biểu tình ở khu trung tâm Baghdad yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút quân.

Theo Theo Pháp luật TPHCM
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.