Thổ Nhĩ Kỳ có thể mở chiến dịch quân sự tại Syria năm 2016

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: businesswiseng.com.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: businesswiseng.com.
Sputnik ngày 29/12 đã trích dẫn báo cáo thường niên của hãng cung cấp thông tin tình báo hàng đầu Stratfor của Mỹ cho hay, Thổ Nhĩ Kỳ có thể mở chiến dịch quân sự tới miền bắc Syria năm tới, một phần trong chiến lược tăng cường chính sách đối ngoại của Ankara.

Sau khi tăng cường quyền lực mùa thu năm 2015, đảng cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ, đảng AKP, có khả năng sẽ trở nên hung hăng hơn trong chính sách đối ngoại năm tới dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống Erdogan, theo Stratfor.

“2016 là năm Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ gia tăng căng thẳng nhưng nhất quán hơn về mặt chính trị so với những gì diễn ra trong năm nay. Ankara có thể sẽ mở chiến dịch quân sự sang miền bắc Syria trong khi tăng cường hiện diện tại miền bắc Iraq”, Stratfor đưa ra trong bản dự báo.

Stratfor cũng cho rằng Washington có thể sẽ hỗ trợ Ankara trong chiến dịch không kích nhằm vào các tỉnh vùng biên giới của Syria tiếp giáp với Thổ Nhĩ Kỳ.

“Thổ Nhĩ Kỳ có thể chú trọng tới việc dựa chủ yếu vào các tay súng Hồi giáo Sunni và lực lượng nổi dậy Arab để nhằm giải phóng và chiếm lại các vùng lãnh thổ do tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS chiếm đóng. Tuy nhiên, Ankara cũng có thể triển khai kế hoạch cử bộ binh trong trường hợp khẩn cấp”, Stratfor dự báo.

Ankara, theo Stratfor, đã chuẩn bị sẵn sàng cho chiến dịch quân sự trên tại khu vực phía tây con sông Euphrates, miền bắc Syria. Tuy nhiên, hãng cung cấp thông tin tình báo Mỹ không đưa ra dự báo khi nào thì chiến dịch quân sự này bắt đầu.

Các nhà phân tích Stratfor cho rằng mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ là nhằm quét sạch phiến quân Daesh ra khỏi các vùng biên giới. Tuy nhiên, nhiều người hoài nghi về cam kết của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc tiêu diệt nhóm khủng bố IS. Các chuyên gia còn nhận định Ankara đang sử dụng các lực lượng khủng bố trong “màn kịch chơi quyền lực”, vốn liên quan đến nhiều yếu tố khác để phế truất Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Ngoài ra, Stratfor cũng hoài nghi rằng liệu Ankara có được chính quyền Syria chấp nhận sáng kiến trên (của Ankara) không. Nếu không, điều này sẽ tiếp tục khiến quan hệ giữa hai nước càng xấu đi.

Chiến dịch quân dự được dự báo trên cũng sẽ khiến gia tăng căng thẳng hơn giữa Ankara và Moscow sau sự cố khi máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ tháng trước đã bắn rơi một máy bay ném bom của Nga, khiến một phi công tử nạn. Nga hiện nước được chính quyền Syria chấp thuận cho chiến dịch chống khủng bố.

“Căng thẳng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là không thể tránh khỏi. Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đều không muốn quan hệ song phương bị gián đoạn. Tuy nhiên, quan hệ thương mại đang bị thương tổn trong khi các dự án năng lượng chiến lược tiếp tục bị trì hoãn”, Stratfor phân tích.

Đầu tháng 12, Thổ Nhĩ Kỳ gây chú ý khi Ankara cử hơn 100 binh lính và các vũ khí hạng nặng gồm nhiều xe tăng tới miền bắc Iraq với lập luận hỗ trợ các tay súng người Kurd bất chấp Iraq không chấp thuận. Về phần mình, Baghdad cáo buộc việc triển khai quân của Ankara là vi phạm chủ quyền Iraq.

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).