Theo đó, Nhà Trắng đã công bố 6 đề cử bổ sung cho đội ngũ nhân sự tại Hội đồng Kinh tế quốc gia. Nổi bật trong số những gương mặt mới này có Giáo sư Tim Wu thuộc Đại học Columbia, người từng cảnh báo nguy cơ một số tập đoàn công nghệ lớn (Big Tech) chi phối nền kinh tế. Tổng thống Biden cũng đề cử thêm 13 người tham gia Hội đồng Chính sách quốc gia và hai người vào nhóm ứng phó đại dịch COVID-19 của Nhà Trắng.
Công ty công nghệ YouTube của Mỹ mới đây đã chặn 1 số kênh do quân đội Myanmar kiểm soát. Kênh truyền hình FoxNews dẫn lời đại diện YouTube cho biết, ít nhất 5 kênh truyền thông đại chúng và 1 số video trên nền tảng này đã bị xóa theo các quy tắc cộng đồng của YouTube và luật pháp hiện nay. Tuần trước, tập đoàn công nghệ Mỹ Facebook cũng đã thông báo cấm quân đội Myanmar sử dụng các nền tảng của họ, bao gồm mạng xã hội Faceboovà Instagram do tình hình bất ổn chính trị. Facebook cũng tuyên bố sẽ cấm tất cả "các thực thể thương mại liên quan tới quân đội Myanmar "quảng cáo trên các nền tảng của mình với nguyên nhân "vi phạm nhân quyền nghiêm trọng" và nguy cơ nổ ra bạo lực trong tương lai tại quốc gia này.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 407.923 trường hợp mắc COVID-19 và 7.813 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã lên trên 116,6 triệu ca bệnh, trong đó xấp xỉ 2,6 triệu người không qua khỏi. Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 6/3 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 116.621.058 ca, trong đó có 2.590.260 người tử vong.
Theo quy định mới, các nhà hàng, quán cafe và quán bar tại Tokyo và ba quận lân cận phải đóng cửa sớm trước 20h tối, người dân cũng được yêu cầu ở nhà sau 20h tối trừ trường hợp cần thiết. Hôm qua (05/03), Chính phủ Nhật Bản đã quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận thêm 2 tuần nữa, đến hết ngày 21/03 tới, do tình hình dịch Covid ở khu vực này vẫn chưa được kiểm soát theo kế hoạch. Đây cũng là lần thứ 2 liên tiếp tình trạng khẩn cấp được gia hạn ở khu vực này.
Mỹ tiếp tục là nước ghi nhận số ca nhiễm cao nhất với 29.585.601 ca và số ca tử vong cao nhất với 535.324 ca. Ấn Độ có số ca nhiễm cao thứ hai với 11.190.651 ca nhưng nếu tính về số ca tử vong thì Brazil đứng thứ hai với 261.188 ca. Tại Mỹ, lần đầu tiên trong 5 tháng qua, nước này ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày có xu thế giảm. Trước đó, Mỹ đã ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất vào ngày 8/1 vừa qua với gần 300.000 ca.
Nghị sĩ đảng Dân chủ Eric Swalwell đã đệ đơn kiện cựu Tổng thống Donald Trump và một số đồng minh vì gây ra vụ tấn công Điện Capitol hôm 6/1. Đơn kiện dài 65 trang mới được đệ trình lên một tòa án liên bang ở Washington, The Hill đưa tin. Trong đó, Nghị sĩ đảng Dân chủ Eric Swalwell cáo buộc cựu Tổng thống Donald Trump, con trai cả Donald Trump Jr., nghị sĩ Mo Brooks và luật sư Rudolph Giuliani vì tội kích động bạo loạn và vi phạm các luật liên bang, luật tiểu bang.
Ngày 5/3, Lực lượng Vệ binh cách mạng Iran cho biết đã ngăn chặn một vụ không tặc, trong đó đối tượng tấn công có ý định đổi hướng chuyến bay nội địa sang một quốc gia Arab ở Vùng Vịnh. Thông báo trên trang mạng Sepahnews cho biết: "Âm mưu cướp máy bay Fokker-100 đã bị vô hiệu hóa trong đêm 4/3 nhờ sự cảnh giác của Lực lượng Vệ binh cách mạng."
Ngày 5/3, Giáo hoàng Francis đã rời Rome lên đường thăm Iraq trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi bùng phát đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Đây được đánh giá là chuyến công du lịch sử và nhiều nguy cơ nhất kể từ khi Giáo hoàng nhậm chức năm 2012, cũng là lần đầu tiên một Giáo hoàng đến thăm Iraq - đất nước có đa số là người Hồi giáo dòng Shiite. Theo lịch trình chuyến thăm 3 ngày do Tòa thánh Vatican chuẩn bị, dự kiến Giáo hoàng sẽ có một cuộc gặp với Đại giáo chủ dòng Hồi giáo Shiite Ali Sistani. Giáo hoàng sẽ thăm 4 thành phố, bao gồm cả Mosul - "thành trì" trước đây của các phần tử thuộc tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng