TPO - Nguyễn Phan Tiến, hay còn gọi là thầy Tiến Toán, là một trong những cái tên quen thuộc với hàng ngàn học sinh trên toàn quốc. Với kinh nghiệm nhiều năm ôn luyện thi THPT Quốc gia cho các khối lớp 10, 11, 12, anh luôn tìm tòi và cập nhật các phương pháp giảng dạy và học tập hiệu quả nhằm giúp học sinh nắm kiến thức một cách vững vàng nhất, sẵn sàng cho kỳ thi quan trọng của mình.
TPO - Trong buổi giới thiệu livshow Tuấn Vũ “10 năm tái ngộ” tại Hà Nội 21/11, hai giọng ca Chế Linh-Tuấn Vũ ngẫu hứng hát những ca khúc gắn liền tên tuổi hai ca sĩ-Người yêu cô đơn, 10 năm tình cũ.
TPO - TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, việc môn giáo dục thể chất mãi nhàm chán vì những môn khác được coi trọng hơn rất nhiều khi Bộ GD&ĐT quyết định lấy kết quả đánh giá của chúng để xét lên lớp và thi đua.
Thủ khoa thất nghiệp về nhà nuôi lợn, lỗi do đâu? Tại anh tại ả, hay tại cả đôi bên? Bên cạnh việc nhìn vào những bất cập của ngành sư phạm, cơ chế quản lý của Nhà nước, các thủ khoa cũng cần nhìn nhận lại chính mình. Đặt chiếc mũ thủ khoa xuống, bước ra đời để hiểu rõ mình đang ở đâu, mình có gì và mình cần gì?
TPO - Giáo dục thể chất trong nhà trường đang trong tình trạng dạy và học để thi chứ không phải để trang bị kiến thức nên môn thể dục từ trước đến nay và luôn được coi là môn phụ. Đương nhiên, môn này học sinh sẽ không học hoặc học cầm chừng để… cho có
TPO - PGS Văn Như Cương qua đời ở tuổi 80; Thủ khoa sư phạm ở nhà nuôi lợn; Xôn xao vụ nữ sinh bị đánh dã man, lột áo trong lớp hay học sinh bị bỏng cồn tại Hà Nội phải phẫu thuật tới 3 lần là những thông tin nổi bật trong tuần qua.
Hình ảnh thầy hiệu trưởng Văn Như Cương râu tóc bạc trắng, bước thong rong trong sân trường khiến nhiều người nghĩ đến thầy Dumbledore trong bộ truyện nổi tiếng Harry Porter.
Những lời răn dạy và chia sẻ của PGS. Văn Như Cương, nhà giáo đáng kính của bao thế hệ học trò, là những bài học quý, ẩn chứa những triết lý sống đẹp mà ta chẳng dễ tìm thấy ở bất cứ sách vở nào...
Rạng sáng 9/10, thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, đã qua đời ở tuổi 80 sau một thời gian chống chọi với bệnh tật. Facebook của người thân và học sinh Trường Lương Thế Vinh đồng loạt đổi sang màu đen...
TPO - PGS Văn Như Cương, Chủ tịch HĐQT trường THPT Lương Thế Vinh - cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Thầy cũng nổi tiếng với những phát ngôn thẳng thắn,"để đời" và chạm đến trái tim nhiều thế hệ học trò.
TPO - Một học sinh bị bỏng phải nhập viện vì mang cồn đến lớp nghịch; Chính phủ đồng ý lùi thời gian một năm triển khai thực hiện chương trình - SGK mới; Yêu cầu trường cao đẳng “chui” giữa quận Hoàn Kiếm ngưng tuyển sinh hay Trường học cấm nam, nữ ngồi gần nhau là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.
TPO - Mới đây, thông tin một trường cấp 3 có tiếng ở Sài Gòn quy định nam - nữ không được ngồi cạnh nhau, nam - nữ phải ngồi cách nhau 50cm gây xôn xao.
Trong thời gian gần đây, có nhiều cán bộ lãnh đạo trẻ rời biên chế Nhà nước ra ngoài đi buôn gà, bán rau. Hành động này khiến dư luận "sốc", xôn xao và đặt dấu hỏi lớn vì sao các cán bộ trẻ lại bỏ công việc ổn định?
TPO - Phó hiệu trưởng “kêu cứu” trên Facebook, Sở GD&ĐT bắt gỡ; phụ huynhVinschool bất ngờ vì thông báo tăng học phí; tâm thư “Bên trong cánh cửa Lương Thế Vinh" gây bão hay Nữ giáo viên Hải Phòng bị hành hung ngay tại lớp học là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.
“Tôi chưa thấy nước nào giáo viên phải đi làm thêm, dạy thêm nhiều như ở Việt Nam. Lương thấp, giáo viên phải làm thêm, dạy thêm dẫn đến mất đi hình ảnh tốt đẹp trong mắt phụ huynh và học sinh, chưa kể những việc đó dễ phát sinh tiêu cực trong giáo dục...", GS.TS Phạm Tất Dong cho biết.
Mọi chuyện bắt đầu từ một bài báo trên Beijing Youth Daily, khi một cậu sinh viên năm nhất đến trường và theo học tại lớp của người thầy tên Hu. Khi vào lớp, cậu rất ngạc nhiên khi thấy một cụ bà khoảng 80 tuổi đang ngồi im lặng phía sau.
Với thiết kế gồm 6 kệ sách với hơn 1.000 đầu sách và 4 laptop kết nối mạng wifi 24/24, thư viện có kết cấu từ container được thầy trò ở một ngôi trường tiểu học ở thị xã Điện Bàn, Quảng Nam ví von là thư viện “5 sao”.
TPO - ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải vừa tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2017-2018 với sự tham dự của các đại biểu và các em sinh viên là lớp trưởng, bí thư các chi đoàn khoá 64, 65, 66, 67 và hơn 100 sinh viên tiêu biểu đại diện của khoá 68.
TPO - Đến ngày 16/9, nhiều ngôi trường trên địa bàn thành phố Đà Lạt phải đóng cửa hàng loạt phòng học đang xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo an toàn cho thầy và trò.
TPO - Chiều 14/9, phóng viên Tiền phong đã có cuộc trao đổi, trò chuyện với thầy Trần Vũ Hoàng - Phó Hiệu trưởng trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội xoay quanh vụ việc giảng viên Nguyễn Hồng Nhung chia sẻ một số bức xúc tại nơi công tác trên mạng xã hội.
TPO - 16 năm gắn bó với nghề, là thạc sĩ lý luận văn học đầu tiên của huyện miền núi với mức lương gần 10 triệu đồng, thầy Đoàn Hùng Cường đang dạy ở một trường miền núi của tỉnh Quảng Ninh đã khiến gia đình, đồng nghiệp sốc khi xin ra khỏi biên chế. Nam giáo viên này cho rằng đang thực sự rất khủng hoảng.
Anh Đoàn Hùng Cường, từng là giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú Bình Liêu (Quảng Ninh), người có 16 năm kinh nghiệm trong nghề dạy học quyết định viết đơn xin ra khỏi biên chế ngành giáo dục cuối tháng 8 vừa qua.
TPO - “Nghề này bạc bẽo quá, sự tôn trọng đối với nghề chẳng còn nữa nên tôi xin ra khỏi biên chế giáo dục không chút nuối tiếc. Tôi nghĩ rằng, nếu mình là người có năng lực, chẳng việc gì phải bám lấy hai từ "biên chế" mà đày đọa bản thân". Đó là tâm sự của thầy Đoàn Hùng Cường- thạc sĩ Lý luận văn học, giáo viên ngữ văn Trường PTDT Nội trú huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh có thâm niên 16 năm dạy học.