78 năm Ngày truyền thống ngành Văn hóa (28/8/1945-28/8/2023):

Thay đổi tư duy quản lý văn hóa

0:00 / 0:00
0:00
TP - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng khẳng định, triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021,

Chiến lược phát triển văn hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngành VHTTDL xác định nhiệm vụ chấn hưng, phát triển văn hóa là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, ngành chú trọng đổi mới cách tiếp cận và tư duy quản lý từ “làm văn hóa” sang “quản lý nhà nước về văn hóa”.

Nỗ lực khơi thông điểm nghẽn

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ của các ban, bộ, ngành, sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương và với sự chủ động “từ sớm”, “từ xa” trong công tác lãnh đạo, tham mưu, thực thi nhiệm vụ của Bộ VHTTDL, lĩnh vực VHTTDL từ đầu nhiệm kỳ đến nay có bước phát triển với nhiều kết quả nổi bật.

Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng với 6 nhiệm vụ, 4 giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới. Sau hội nghị, lĩnh vực văn hóa có bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều sự kiện lớn về văn hóa được tổ chức với sự chủ trì, tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước như hội thảo Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa, Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

Ba hoạt động lớn được tổ chức dịp này: Chương trình nghệ thuật Giai điệu Tổ quốc, Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến lĩnh vực văn hóa toàn quốc năm 2023 và Hội nghị cán bộ văn hóa toàn quốc.

Chuỗi sự kiện kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về Văn hóa Việt Nam do Bộ VHTTDL chủ trì tổ chức tạo dấu ấn nổi bật, khẳng định tầm quan trọng của văn hóa, củng cố niềm tin, động lực và quyết tâm xây dựng một nền văn hóa mới, với khát vọng chấn hưng, phát triển nền văn hóa dân tộc.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ VHTTDL xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành, thông qua hai dự án luật, phối hợp trình 1 dự án luật, 9 nghị định của Chính phủ, 10 quyết định, hai chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, ban hành theo thẩm quyền 40 thông tư.

Thay đổi tư duy quản lý văn hóa ảnh 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng 75 năm thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam

Nguồn lực đầu tư cho văn hóa từng bước được khơi thông, năm sau cao hơn năm trước. Chính phủ đã ưu tiên dành 1.428 tỷ đồng để 17 tỉnh, thành phố triển khai 17 dự án tu bổ, tôn tạo các di tích được UNESCO ghi danh, di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu. Đầu tư cho văn hóa ở các địa phương trong năm 2022 đạt tỉ lệ trên 2% tổng chi ngân sách.

Vị thế của thể thao Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, thành công của thể thao Việt Nam thời gian qua ghi dấu ấn lịch sử với hai kỳ SEA Games được tổ chức liên tiếp trong 2 năm 2022-2023. Lần đầu tiên đội tuyển bóng đá nữ giành quyền vào vòng chung kết FIFA World Cup bóng đá nữ 2023. Thể thao quần chúng cũng phát triển sâu rộng.

Du lịch từng bước phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19. Các chính sách liên quan đến thị thực được bổ sung, sửa đổi, tạo đà để du lịch phát triển. Du lịch nội địa được xác định là bệ đỡ, du lịch quốc tế là nhiệm vụ cần tập trung khai thác.

Thay đổi tư duy quản lý văn hóa

Một trong những dấu ấn nổi bật mà toàn ngành VHTTDL đã tập trung thực hiện trong nửa nhiệm kỳ qua là đổi mới tư duy từ “làm văn hóa” sang “quản lý nhà nước về văn hóa”, xác định quản lý nhà nước thông qua các công cụ pháp luật, tăng cường củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa, khai thác các nguồn tài nguyên văn hóa, phát huy sức mạnh nội sinh của văn hóa…

Đội ngũ cán bộ văn hóa tiếp tục phát huy vai trò xung kích, đóng góp công sức, tâm huyết xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc. Nhiệm vụ, giải pháp hàng đầu là tiếp tục thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nghị quyết chuyên đề của Ban Cán sự đảng Bộ VHTTDL về công tác cán bộ. Theo đó, thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ thật sự am hiểu về văn hóa, đề cao danh dự, lòng tự trọng, khát vọng cống hiến và quyết tâm xây dựng ngành văn hóa, thể thao và du lịch ngày càng phát triển.

Thay đổi tư duy quản lý văn hóa ảnh 2

Lan tỏa nét đẹp, lối sống đẹp, ứng xử văn hóa sâu rộng vào đời sống xã hội

Thời gian tới, Bộ VHTTDL tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, huy động sức mạnh tổng thể khẩn trương hoàn thiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL, nhắc tới nỗ lực thực hiện nhiệm vụ “Chấn hưng, phát triển văn hóa Việt Nam”, toàn ngành từng bước cụ thể hóa vai trò của văn hóa với giải pháp trọng tâm là xây dựng môi trường văn hóa, lấy cơ sở là địa bàn trọng tâm để tác nghiệp, bảo tồn, phát huy và nhân lên các giá trị văn hóa.

Ngành VHTTDL chú trọng công tác truyền thông chính sách, tập trung vào các chính sách mới, mô hình hay, cách làm sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, với tinh thần Lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy cái tích cực đẩy lùi tiêu cực, để truyền thống văn hóa, nét đẹp - lối sống - ứng xử văn hóa, đạo đức công vụ, văn hóa công sở được lan tỏa sâu rộng vào đời sống xã hội.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Xử lý dứt điểm vụ án liên quan đến ông Lê Thanh Thản trong quý 2/2024
Hà Nội: Xử lý dứt điểm vụ án liên quan đến ông Lê Thanh Thản trong quý 2/2024
TPO - Thường trực Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm 37 vụ án trong quý 2/2024. Trong đó, có vụ án “Lừa dối khách hàng”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án đầu tư xây dựng tổ hợp chung cư cao cấp và thương mại Bemes liên quan đến ông Lê Thanh Thản.