Thăm hội bài chòi duy nhất xứ Huế

TPO - Từ bao năm nay, dù trải qua những biến thiên của thời cuộc, hội bài chòi duy nhất xứ Huế được tổ chức tại xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, vẫn luôn rộn ràng lời hô, tiếng hò mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Thăm hội bài chòi duy nhất xứ Huế ảnh 1

Những lần lễ lớn, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, bên dòng sông Như Ý - nơi có cây cầu ngói di tích Thanh Toàn độc đáo và nổi tiếng đã gần 250 năm tuổi bắc ngang, hội bài chòi xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy, tỉnh TT-Huế) lại tưng bừng, rộn ràng những câu hò, tiếng hô dung dị, mộc mạc đậm chất thôn dã, tình quê.

Thăm hội bài chòi duy nhất xứ Huế ảnh 2
Thăm hội bài chòi duy nhất xứ Huế ảnh 3

Năm nay, nhằm bảo đảm yêu cầu phòng dịch, vừa duy trì sân chơi đã có bề dày truyền thống bao đời, xã Thủy Thanh vẫn tổ chức hội bài chòi dân gian, với quy mô vừa phải và tuân thủ nguyên tắc “5K”.

Thăm hội bài chòi duy nhất xứ Huế ảnh 4

Hội bài chòi Thủy Thanh dịp Tết năm nay được tổ chức trong khuôn viên Bảo tàng nông cụ của xã, cạnh cây cầu ngói Thanh Toàn - một công trình di tích cấp quốc gia nổi tiếng. Hội bài chòi diễn ra từ ngày mùng 2 đến 10 Tết.

Thăm hội bài chòi duy nhất xứ Huế ảnh 5

Không gian văn hóa quanh khu vực di tích cầu ngói Thanh Toàn và hội bài chòi đã thực sự làm sống dậy không khí của ngày Xuân, hội Tết nơi làng quê mộc mạc, yên bình.

Thăm hội bài chòi duy nhất xứ Huế ảnh 6

Du khách, người dân đã tìm về cầu ngói Thanh Toàn để trẩy hội đầu Xuân Nhâm Dần. Họ cũng không quên ghé hội bài chòi để lấy hên đầu năm, cũng như khám phá loại hình văn hóa dân gian độc đáo đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại chung của 9 tỉnh Trung Bộ.

Thăm hội bài chòi duy nhất xứ Huế ảnh 7
Thăm hội bài chòi duy nhất xứ Huế ảnh 8
Thăm hội bài chòi duy nhất xứ Huế ảnh 9

Theo các nghiên cứu, hội bài chòi Thủy Thanh là nơi đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân, du khách trong dịp lễ Tết, vừa là nét văn hóa truyền thống độc đáo và có giá trị.

Thăm hội bài chòi duy nhất xứ Huế ảnh 10

Mỗi cuộc chơi bài chòi có 10 người tham gia, được bố trí ở hai dãy chòi đặt đối diện nhau. Người điều khiển (còn gọi là “ông hiệu”, “bà hiệu”) hô bài, diễn xướng, thực hiện các thao tác theo quy định chơi bài… ngay trên lối đi ở giữa hai dãy chòi.

Thăm hội bài chòi duy nhất xứ Huế ảnh 11
“Ông hiệu”, “bà hiệu” điều khiển rao bài thường là những người lớn tuổi trong làng và người có năng khiếu về diễn xướng, có khả năng hoạt ngôn.
Thăm hội bài chòi duy nhất xứ Huế ảnh 12
Thăm hội bài chòi duy nhất xứ Huế ảnh 13

Người chơi bài tham gia vào mỗi hội bài gồm 9 ván, mỗi ván người chơi phải đánh hết 5 quân bài, kết thúc 1 ván người thắng sẽ được cắm một lá cờ vào chòi của mình và nhận phần thưởng.

Thăm hội bài chòi duy nhất xứ Huế ảnh 14

Ngày đầu Xuân Nhâm Dần năm nay, hội bài chòi Thủy Thanh lại diễn ra, với rộn ràng những tiếng cười, khúc vè, câu hò dí dỏm, cùng tiếng hô - đáp sôi nổi giữa “ông hiệu”, “bà hiệu” và người chơi.

Thăm hội bài chòi duy nhất xứ Huế ảnh 15
Thăm hội bài chòi duy nhất xứ Huế ảnh 16

Ngoài người chơi, người điều khiển chính, còn có đội ngũ “trợ lý” làm công việc phát và gom quân bài, cắm cờ thắng, trao thưởng...

Thăm hội bài chòi duy nhất xứ Huế ảnh 17
Thăm hội bài chòi duy nhất xứ Huế ảnh 18
Thăm hội bài chòi duy nhất xứ Huế ảnh 19

Đến nay, bài chòi đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại chung của 9 tỉnh Trung Bộ (Quảng Bình, Quảng Trị, TT-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa). Tại TT-Huế, hình thức diễn xướng này từng tồn tại ở nhiều địa phương; trong đó, nổi bật nhất và còn lưu giữ cho đến tận ngày nay là hội bài chòi xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy.

MỚI - NÓNG