Học giả quốc tế:

Bài chòi xứng đáng là di sản thế giới

Trích đoạn bài chòi cổ “Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga”.
Trích đoạn bài chòi cổ “Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga”.
TP - Hội thảo quốc tế Nghệ thuật bài chòi dân gian Việt Nam và những hình thức nghệ thuật tương đồng trên thế giới, tổ chức tại TP Quy Nhơn (Bình Định) hai ngày 13 và 14/1 thu hút nhiều học giả Đức, Pháp, Thụy Điển, Hàn Quốc, Lào. Nhiều ý kiến đóng góp quan trọng đối với việc đệ trình UNESCO công nhận Bài chòi cổ Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo GS.TS Yves Defrance (Pháp), Bài chòi là một ví dụ hay về sự sáng tạo dân gian và sự đa dạng văn hóa trong những loại hình nghệ thuật trình diễn truyền thống Việt Nam. Đây là một dạng kịch được trình diễn trong thời gian đặc biệt của năm mà có thể là kết quả của một tín ngưỡng cổ. Bài chòi dựa trên lời ca văn học và những mô hình giai điệu độc đáo. Nhiều câu chuyện và đường nét cao độ giai điệu được sử dụng lại; cùng một vở nhưng không bao giờ diễn giống nhau, như không bao giờ chúng ta lặp lại hai lần trên một dòng chảy.

Bài chòi có những điểm chung với nghệ thuật truyền thống Aassiklik của những người hát thơ cổ Thổ Nhĩ Kỳ, những người di cư từ cộng đồng này đến cộng đồng khác. Sự thực về tính độc diễn trong Bài chòi có điểm chung với vài loại hình truyền thống châu Á có nguồn gốc từ một loại hình chơi bài giải trí. “Bài chòi xứng đáng để chúng ta ủng hộ, ghi danh văn hóa phi vật thể nhân loại của UNESCO” – GS Yves Defrance khẳng định.

GS.TS Trần Quang Hải (Pháp) phân tích ở góc độ nguồn gốc, hình thành, đặc trưng trong nhạc ngữ, tiết tấu, thi ca trong hát bài chòi miền Trung Việt Nam. Ông nhận định: Sự hồi sinh của Bài chòi khởi phát từ năm 2010. Hội An đã tổ chức nhiều buổi chơi Bài chòi lôi cuốn du khách ngoại quốc hàng tuần. Liên hoan Bài chòi 2012 và 2013 cũng gây tiếng vang lớn. “Quan trọng nhất là nhu cầu đánh thức sự quan tâm, chú ý của cộng đồng trong việc gìn giữ và bảo tồn vốn cổ. Đồng thời phải tìm hiểu những vùng có hát Bài chòi để xem hiện trạng bộ môn này có được phát huy hay đã mai một, từ đó đưa chương trình phục hồi Bài chòi cổ. Đây là nhiệm vụ khẩn thiết để Bài chòi xứng đáng ghi danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo TS Nguyễn Bình Định, Bài chòi là trò diễn xướng dân gian rất thịnh hành ở 9 tỉnh thành miền Trung (Quảng Bình đến Khánh Hòa) trong đó có sự kết hợp của văn học, thi ca, sân khấu, âm nhạc, hội họa, ngôn ngữ; là loại hình vừa mang tính trình diễn vừa mang tính thực hành xã hội. “Cái hay của nó là ở chỗ kể chuyện nhưng không giống lối kể thông thường mà có tác động phụ họa, có nhạc cụ phụ họa; diễn trích đoạn sân khấu nhưng không như tuồng hoặc hát bội vì không có sân khấu, không có phông cảnh, không dùng y phục biểu diễn chuyên nghiệp mà chỉ quần áo thông thường”. Bài chòi còn độc đáo với nghệ thuật độc diễn.

MỚI - NÓNG
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
TPO - Cơ quan chức năng cho biết trên xe ô tô lao xuống sông Đồng Nai chỉ có một nạn nhân nữ. Vị trí tìm thấy ô tô và nạn nhân thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, do đó địa phương này tiến hành thụ lý việc khám nghiệm. Sau khi hoàn tất sẽ làm thủ tục bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.