Người dân, khách du xuân hào hứng với linh vật hổ xứ Huế

TPO - Với sự đa dạng về tạo hình, các linh vật hổ trang trí mừng Xuân Nhâm Dần 2022 tại công viên ven sông Hương xứ Huế từ khi "chào hàng" đến nay luôn hút khách đến check in, chụp hình lưu niệm.
Người dân, khách du xuân hào hứng với linh vật hổ xứ Huế ảnh 1

Mặc dù còn vài ngày nữa mới đúng Tết Nguyên đán, nhưng trong những ngày qua, tại các công viên ven sông Hương thuộc TP Huế đã trở nên rộn ràng không khí trẩy hội Xuân của người dân, du khách, đặc biệt là giới trẻ.

Người dân, khách du xuân hào hứng với linh vật hổ xứ Huế ảnh 2
Người dân, khách du xuân hào hứng với linh vật hổ xứ Huế ảnh 3
Người dân, khách du xuân hào hứng với linh vật hổ xứ Huế ảnh 4

Check in cầu gỗ lim chạy dọc sông Hương, đi bộ ngắm cảnh và chiêm ngưỡng muôn màu hoa Xuân tại công viên Lý Tự Trọng, chụp hình lưu niệm... đã trở thành sở thích của nhiều người, không phân biệt tuổi tác, giới tính, người giàu nghèo.

Người dân, khách du xuân hào hứng với linh vật hổ xứ Huế ảnh 5

Nơi hút khách nhiều nhất tại khu vực công viên ven sông Hương có lẽ là các cụm trang trí linh vật hổ nhân Tết Nhâm Dần.

Người dân, khách du xuân hào hứng với linh vật hổ xứ Huế ảnh 6

Giới trẻ chụp hình lưu niệm tại cụm linh vật hổ phía nam chân cầu Phú Xuân. Tạo hình hổ ở đây không theo hình khối tròn mà bằng các tấm ghép trang trí phẳng.

Người dân, khách du xuân hào hứng với linh vật hổ xứ Huế ảnh 7

Gia đình hổ được tạo hình theo lối cách điệu, có tông màu sẫm dễ chịu; không lòe loẹt và theo motif na ná nhau như ở nhiều tỉnh, thành.

Người dân, khách du xuân hào hứng với linh vật hổ xứ Huế ảnh 8

Một gia đình hổ khác trông "thật" hơn được trang trí ở cạnh đài phun nước nghệ thuật đối diện trụ sở UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Người dân, khách du xuân hào hứng với linh vật hổ xứ Huế ảnh 9

Linh vật hổ ở đây được tạo tác theo hình khối, với màu lông, da đặc trưng của "chúa sơn lâm", trông rất sống động.

Người dân, khách du xuân hào hứng với linh vật hổ xứ Huế ảnh 10

Những chú hổ tại đây được đánh giá có vẻ ngoài đáng yêu, ngược với sự đáng sợ vốn dĩ thuộc về loài này.

Người dân, khách du xuân hào hứng với linh vật hổ xứ Huế ảnh 11

Thích thú chụp hình lưu niệm bên gia đình hổ.

Người dân, khách du xuân hào hứng với linh vật hổ xứ Huế ảnh 12

Một cụm linh vật hổ khác mang đậm hình tượng tín ngưỡng dân gian nằm đối diện cổng Trường Quốc học Huế.

Người dân, khách du xuân hào hứng với linh vật hổ xứ Huế ảnh 13

Đây cũng là chiếc cổng cách điệu dẫn vào hội Xuân Huế 2022, được "trấn giữ" bởi ngũ hổ phía ngoài.

Người dân, khách du xuân hào hứng với linh vật hổ xứ Huế ảnh 14

Hình tượng linh vật hổ tại đây được lấy cảm hứng từ truyền thuyết tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Người dân, khách du xuân hào hứng với linh vật hổ xứ Huế ảnh 15
Người dân, khách du xuân hào hứng với linh vật hổ xứ Huế ảnh 16
Người dân, khách du xuân hào hứng với linh vật hổ xứ Huế ảnh 17
Người dân, khách du xuân hào hứng với linh vật hổ xứ Huế ảnh 18
Người dân, khách du xuân hào hứng với linh vật hổ xứ Huế ảnh 19

Gồm: Hoàng hổ (hổ vàng) trấn phương trung tâm - địa khu, Hắc hổ (hổ đen) trấn phương Bắc (thuỷ khu), Bạch hổ (hổ trắng) trấn phương Tây (kim khu), Xích hổ ( Hổ đỏ ) trấn phương Nam (Hoả khu), Thanh hổ (Hổ xanh) trấn phương Đông (Mộc khu). Theo tín ngưỡng dân gian, hình tượng hổ là biểu tượng cho sức mạnh thiêng liêng, có thể trừ diệt ma tà, trấn giữ các phương, là thần linh canh cửa ở các ngôi đền.

Người dân, khách du xuân hào hứng với linh vật hổ xứ Huế ảnh 20

Trẻ em Huế trong áo dài ngũ thân chụp hình bên cụm linh vật ngũ hổ.

Người dân, khách du xuân hào hứng với linh vật hổ xứ Huế ảnh 21

Một dịp chụp hình lưu niệm đáng nhớ đối với các vị nữ tu.

MỚI - NÓNG
Ninh Bình: Lệnh khẩn cấp di dân xả lũ
Ninh Bình: Lệnh khẩn cấp di dân xả lũ
TPO - Chiều 12/9, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, đồng thời là Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh, đã ký lệnh di dời dân cư tại các khu vực phân lũ và chuẩn bị xả lũ trên địa bàn huyện Gia Viễn và Nho Quan.