Hoa Tết xứ Huế vẫn ‘nằm vườn’ chờ người mua

TPO - Còn nửa tháng là đến Tết Nguyên đán, nhưng hàng chục nghìn chậu hoa cúc vàng phục vụ Tết tại TP Huế và vùng lân cận vẫn “nằm vườn” chờ người mua. Sản lượng hoa Tết trên địa bàn năm nay cũng giảm mạnh do nông dân lo ngại khó tiêu thụ trong điều kiện dịch bệnh phức tạp.
Hoa Tết xứ Huế vẫn ‘nằm vườn’ chờ người mua ảnh 1
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) tỉnh TT-Huế, vụ hoa đông xuân 2021 - 2022, diện tích trồng hoa trong toàn tỉnh khoảng 61 ha.
Hoa Tết xứ Huế vẫn ‘nằm vườn’ chờ người mua ảnh 2

Riêng hoa trồng chậu (chủ yếu là hoa cúc phục vụ Tết) khoảng 119.400 chậu; trong đó, huyện Phong Điền trồng khoảng 500 chậu, Quảng Điền trồng 1.600 chậu, Hương Thủy trồng 48.000 chậu, Phú Vang trồng 10.000 chậu, TP Huế trồng 50.000 chậu, A Lưới trồng 8.300 chậu...

Hoa Tết xứ Huế vẫn ‘nằm vườn’ chờ người mua ảnh 3
Hoa Tết xứ Huế vẫn ‘nằm vườn’ chờ người mua ảnh 4

Do thời tiết đầu vụ bất lợi, cùng với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, người trồng hoa Tết xứ Huế đã chủ động giảm sản lượng vì lo ngại sức mua giảm, điều kiện kinh tế khó khăn, người dân phải “thắt lưng buộc bụng” để đón Tết Nguyên đán.

Hoa Tết xứ Huế vẫn ‘nằm vườn’ chờ người mua ảnh 5
Hoa Tết xứ Huế vẫn ‘nằm vườn’ chờ người mua ảnh 6

Ông Phan Tưởng, nông dân trồng hoa tại phường Thủy Vân (TP Huế), cho biết, vụ hoa năm trước, gia đình trồng khoảng 400 chậu hoa cúc Tết. Lo ngại sức mua giảm dịp Tết do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, hộ ông Tưởng năm nay chủ động giảm sản lượng hoa Tết xuống còn một nửa.

Hoa Tết xứ Huế vẫn ‘nằm vườn’ chờ người mua ảnh 7
Những ngày này, những hộ nông dân như gia đình ông Tưởng luôn tất bật chăm sóc, bón thúc phân, tưới nước thường xuyên để hoa kịp nở Tết và chờ bán sỉ cho thương lái hoặc người mua lẻ
Hoa Tết xứ Huế vẫn ‘nằm vườn’ chờ người mua ảnh 8

Nghề trồng hoa Tết cũng đầy may rủi, gặp thuận lợi thì mỗi dịp Tết gia đình kiếm thêm thu nhập ngoài trồng lúa được vài chục triệu đồng. Gặp năm thiên tai, bão lũ, dịch bệnh, may ra cũng chỉ hòa vốn”, ông Tưởng chia sẻ.

Hoa Tết xứ Huế vẫn ‘nằm vườn’ chờ người mua ảnh 9
Tương tự, gia đình bà Nguyễn Thị Tâm - một hộ nông dân khác ở phường Thủy Vân cho hay, năm nay gia đình chỉ trồng 400 chậu hoa cúc Tết. Trong khi, Tết Nguyên đán năm ngoái, số lượng hoa Tết mà gia đình này trồng là 800 chậu.
Hoa Tết xứ Huế vẫn ‘nằm vườn’ chờ người mua ảnh 10

“Năm nay, gia đình không dám mạo hiểm trồng nhiều hoa Tết vì lo ngại không tiêu thụ được sản phẩm do dịch bệnh”, bà Nguyễn Thị Tâm cho biết.

Hoa Tết xứ Huế vẫn ‘nằm vườn’ chờ người mua ảnh 11

Tại xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) - nơi được xem là vựa hoa Tết lớn nhất nhì tỉnh TT-Huế, lãnh đạo UBND xã cho hay, mặc dù Tết Nguyên đán đã cận kề, nhưng nhiều chậu hoa Tết vẫn nằm vườn, chưa xuất bán đi các nơi như mọi năm.

Hoa Tết xứ Huế vẫn ‘nằm vườn’ chờ người mua ảnh 12

“Các năm trước, đến dịp này, tại các vườn hoa Tết trên địa bàn luôn sôi động, rộn ràng người mua kẻ bán. Nhiều thương lái không chỉ trong tỉnh mà ở ngoài Quảng Bình, Quảng Trị cũng đổ về đặt mua sỉ hoa cúc, với số lượng hàng chục chậu mỗi chuyến để đưa đi các nơi bán Tết. Năm nay, thương lái tìm đến ít hơn. Họ đến rồi đi, chỉ một số ít có đặt cọc mua hoa tại vườn”, một lãnh đạo xã Thủy Thanh cho hay.

Hoa Tết xứ Huế vẫn ‘nằm vườn’ chờ người mua ảnh 13
Hoa Tết xứ Huế vẫn ‘nằm vườn’ chờ người mua ảnh 14

Theo tìm hiểu của phóng viên, tùy theo loại chậu, kích cỡ lớn nhỏ, mỗi chậu hoa cúc Tết ở Thủy Thanh được nông dân đặt giá bán từ vài trăm ngàn đồng cho đến 2 triệu đồng mỗi chậu.

Hoa Tết xứ Huế vẫn ‘nằm vườn’ chờ người mua ảnh 15
Hoa Tết xứ Huế vẫn ‘nằm vườn’ chờ người mua ảnh 16

Chi cục TT&BVTV tỉnh TT-Huế cho rằng, để chủ động tiêu thụ hoa Tết, tạo yên tâm cho người nông dân, các địa phương và chủ vườn nên chủ động tìm kiếm thị trường tại các chợ đầu mối, các chợ nhỏ tại địa phương. Người nông dân cần chú ý tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian thu hoạch đảm bảo sản phẩm tạo ra an toàn đối với người tiêu dùng.

Hoa Tết xứ Huế vẫn ‘nằm vườn’ chờ người mua ảnh 17

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý ứng dụng công nghệ thông tin cần hỗ trợ nông dân để xây dựng mô hình chuyển đổi số, kinh tế số nhằm đưa sản phẩm hoa Tết lên các sàn giao dịch điện tử, góp phần tăng giá trị và đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm.

MỚI - NÓNG