Tết của giáo viên “cắm bản” vùng cao

Tết của giáo viên “cắm bản” vùng cao
Cô giáo Muôn mở chiếc hòm gỗ, đọc cho tôi nghe đoạn thư mới viết gửi mẹ dưới vùng trung du Phú Thọ. Mắt cô hoe hoe, giọng nghèn nghẹn. Thư mở đầu: “Tết này chưa chắc con về được”...
Tết của giáo viên “cắm bản” vùng cao ảnh 1
Anh hùng Lao động Nguyễn Văn Bôn nói chuyện với thầy và trò trường Mù Cả

Tôi giật mình: “Thơ Nguyễn Bính?”. Muôn đỡ lời: “Em phải viết thế cho bố mẹ đỡ buồn. Chứ Tết này, cũng như Tết năm ngoái, chắc chắn em không thể về quê ăn Tết được. Nghỉ 9 ngày thì riêng leo núi, ngồi xe khách về nhà và ngược lên trường đã mất đứt 7 ngày. Em say xe lắm, chưa hết hi xe đã lại phi lên xe để… nôn, hãi lắm”.

Tháng 12 -2005, đúng Tết Hà Nhì (người Hà Nhì ăn Tết từ tháng 11), chúng tôi đi 15 ngày dọc vùng ngã ba biên giới Việt- Trung - Lào, đi thông từ Mường Nhé tỉnh Điện Biên sang Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Không khí rậm rịch “đón Tết Bính Tuất” của giáo viên cắm bản thật nhiều chuyện ấm áp, song cũng nhiều cnh chẳng thể hình dung được.

46 năm trước, giáo viên miền xuôi cắm bản đón Tết Nguyên đán ra sao?

Tôi là người đi leo núi từng được mệnh danh là “bố bản” (ý là đi bộ như con sơn dương, xuyên ngày nọ qua ngày kia); nhưng thú thật, đến tận khi ngồi viết những dòng này, chuyến ngược Tây Bắc cuối năm con Gà vẫn đeo đẳng trong tôi giống như một cái gì hãi hùng lắm. Khoảng độ 10 ngày trời chỉ có ngủ trọ, ăn nhờ, uống rượu và đi bộ. Cắm mặt leo núi.

Núi cao tới mức trèo từ sáng tới trưa mới lên tới đỉnh. Lên đỉnh rồi, nhòm sang thấy lá cờ tổ quốc tung bay giữa sân đồn biên phòng, thấy những nếp nhà lợp tôn sáng choang bên đỉnh núi bên kia, thấy như có thể vén mây ra sờ thấy tất tật được rồi.

Thế nhưng, đi bộ nửa ngày nữa mới chạm được vào sân đồn, mới được ngửa mặt lặng im nhìn lá cờ tổ quốc bay phần phật giữa bầu trời ngã ba biên giới.

Nơi này, một tiếng gà ba nước cùng nghe. Nơi này là điểm cực Tây Tổ quốc, là nơi mà bạn chỉ cần nhoằng chân một bước là sang tới đất bạn Lào, tiếp bước nữa cũng lại sang tới nước bạn Trung Quốc.

Tại Huyện đội Mường Tè, chiếc U-oát do anh Đức lái được “trưng dụng” để Anh hùng Lao động Nguyễn Văn Bôn (cùng đi với chúng tôi) có thể vào được Pác Ma rồi đi bộ, leo núi vào Mù Cả - “quê hương thứ hai” của ông.

Thầy Nguyễn Văn Bôn năm nay 70 tuổi, là Anh hùng Lao động đầu tiên của ngành giáo dục nước Việt Nam, “bảng vàng” do đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, năm 1962.

Từ năm 1959, thầy Bôn đã khai hóa cho Mù Cả, tự tay dựng trường, tự tay đập bàn đèn thuốc phiện, chống hủ tục (cả nạn quần hôn, cả ám ảnh ma tà) để biến nơi mông muội này thành nơi đầu tiên của rẻo cao phía Bắc Việt Nam được xóa mù chữ, mở được trường cấp II, có ký túc xá dân lập khang trang trở thành hình mẫu trong cả nước.

Ba năm ở Mù Cả, anh giáo trẻ Nguyễn Văn Bôn đã gây dựng một sự nghiệp anh hùng. Người Mù Cả trân trọng lấy tên ông đặt tên cho một ngọn núi đầu bản mình. Sắp tới, một con đường ở tỉnh mới Lai Châu cũng sẽ được mang tên đường Nguyễn Văn Bôn.

Câu chuyện "khai hoang" Mù Cả của thầy Bôn đã được in trong sách giáo khoa cho các thế hệ học sinh c nước học (hồi đầu những năm 1970). Thầy Bôn đã gùi từng cây chuối non, từng hom sắn lên trồng cho người Mù Cả thu hái (giống chuối tiêu và cây sắn vốn chưa bao giờ có mặt ở Mù Cả). Thầy đã xé đôi tấm chăn chiên mình đang đắp ra để chia cho hai em bé học trò nghèo dùng.

- Thế Tết Nguyên đán năm xưa thầy Bôn đón tại Mù Cả hay là về quê Bắc Ninh? - Tôi chợt hỏi.

- Đón tại Mù Cả chứ - Thầy Bôn thở dốc sau 2 ngày ròng rã đi bộ. Rồi ông lôi trong ba lô ra quyển sách, bảo: “Tớ đã kể hết chuyện ăn Tết năm 1960 tại Mù Cả (bấy giờ cách đường ôtô 18 ngày đi bộ) trong này rồi”.

Tôi mở xem quyển Mùa xuân nghề nghiệp (viết về nghề giáo viên) của tác giả Vũ Hoàng Lâm (NXB Hải Phòng, năm 2005), viết:

“Thấm thoắt Tết Canh Tý 1960 đã tới. Người Hà Nhì ăn Tết từ tháng 11 (nếu tính theo lịch dưng của người Kinh) nên họ không biết gì đến Tết của người Kinh.

Thầy Bôn và bác Biên (một người “cắm bản” nữa) bàn nhau đón giao thừa. Hai người vào bản mua được hai củ cải trắng và hai quả trứng gà, một nửa chai rượu. Củ cải thái nhỏ xào trộn với trứng. Thầy Bôn mời phó chủ tịch xã dự bữa rượu tất niên. Lúc này, nghe giải thích, phó chủ tịch xã mới biết đến cái Tết của hai cán bộ miền xuôi. Đến giao thừa, ông Biên bắn một loạt súng tiểu liên chào mừng (trước khi bắn súng, phó chủ tịch xã đã báo cho dân bản biết).

Sáng mồng một Tết, hai anh em vác cuốc rủ nhau lên đầu nguồn suối, khi lại dòng nước vì nước chảy về bản thường bị các loài thú rừng đi qua lấp mất dòng chảy.

“Đầu năm, ta hãy làm thêm một việc gì đó có ích cho dân” - hai người vừa khi nước vừa bảo nhau thế. Đương làm thì thấy dân bản í ới kéo nhau lên núi tìm hai cán bộ. Hai người giật mình không biết có điều gì xảy ra.

- Về bản ngay đi. Về bản ngay đi cán bộ độ ơi.

Dân bản đã mổ lợn, mâm thức ăn bày la liệt cùng với từng hũ rượu. Phó chủ tịch công bố:

- Hôm nay cả bản nghỉ, cả bản ăn Tết với cán bộ” (trang 49-50).

Tôi đọc xong, Anh hùng Bôn rưng rưng kể trước cộng đồng người Hà Nhì thời mới (thời điểm năm 2005):

- Tôi nhớ, ông Hoàng A Hù (Chủ tịch xã) và ông Pờ Che Hừ (Phó chủ tịch xã) đều rất thương anh em tôi. Che Hừ bảo, vì người Hà Nhì còn khó khăn mà cán bộ phải ở lại đây. Đến cả ngày Tết cũng không được về nhà nữa, ôi thương quá. Tết Hà Nhì thì đi đâu cũng phi về cả mà.

Nói đến đấy, Che Hừ cứ thế khóc ầm lên, khiến anh em tôi cũng chẳng giấu được nỗi nhớ nhà nữa. Thấm thoắt mà đã sắp 46 năm trôi qua, A Hù, Che Hừ, chẳng ông nào còn nữa. Tôi lên đây, học trò đều ngạc nhiên: “Em không tin thầy vẫn còn sống (cười); không tin đời có ngày lại còn được gặp thầy - người thầy đầu tiên trên đất Mù Cả”.

Ăn Tết của người Kinh trong bản Hà Nhì

Tết của giáo viên “cắm bản” vùng cao ảnh 2
Cô giáo Nha trong căn phòng đơn sơ

Xã Sín Thầu heo hút trong rừng già có mấy chục giáo viên miền xuôi lên cắm ở Trường Trung học cơ sở (THCS) Sín Thầu (huyện Mường Nhé, Điện Biên).

Tháng 12-2005, sau nhiều năm mở thông tuyến, trường vẫn cách đường ôtô khoảng 1 ngày đi bộ, từ trường đến bản Tả Lao San hay Tá Miếu cũng khoảng 2 ngày đi bộ.

Năm 2004, tôi lên Sín Thầu, vẫn phải mất 4 ngày trèo núi mới tới nơi. Hãy tính cung đường ở thời điểm các thầy cô (nếu) về quê đón Tết Bính Tuất 2006.

Từ Tả Lao San, 2 ngày đi bộ ra trường, từ trường 1 ngày đi bộ ra đường ôtô (xã Mường Nhé). Tại đó, nếu may mắn đợi được xe thì mất 1 ngày nữa ra tới Mường Lay, lại thêm 2 ngày nữa may ra về tới Hà Tây, Thái Bình, Hòa Bình... Vị chi cả về nhà lẫn ngược lên trường trong một chuyến về phép của anh chị em giáo viên là mất tối thiểu 8 ngày ròng rã trên đường.

Nếu cứ như chế độ hiện nay: được nghỉ 7 - 8 ngày trong dịp Tết Nguyên đán thì, ôi thôi, không ai dám về quê! Thành thử, một năm, chỉ có một lần là dịp học sinh nghỉ hè thì thầy cô được về nhà. Với những người có con nhỏ ở quê, điều này thật khủng khiếp!

Năm hết, học trò lui cui ra rừng nhặt củi xếp vào trong kho nhà trường để giúp đỡ thầy cô nổi lửa nấu bánh chưng và sưởi ấm trong những đêm giá lạnh. “Cũng gói bánh chưng, thịt lợn và ra bờ suối Mo Phí đẵn một cành đào đặt giữa nhà, nhưng chẳng hiểu sao không khí Tết nó không chịu về trường chúng em” - Thầy Nguyễn Quyết Chiến (người Kỳ Sơn, Hòa Bình) thắc mắc.

Và họ ngồi vào chạm cốc. Cô Thúy, cô Vân, cô Mơ, quê đều ở nơi xa xôi ghé lại đất này làm công việc trồng người, hôm nay chẳng ai chịu uống, họ vùi mặt vào gối rồi khóc.

“Anh cho em được khóc xả láng” - Vân, Thúy (hai chị em ruột) nói với tôi. Chỉ còn thầy Chiến tiếp tục vui chuyện. Anh từ Hòa Bình, mơ mộng tìm lên Sín Thầu cho thấm cái cảnh xa xôi nhất Việt Nam, cho tuổi trẻ xông pha như bố anh ngày xưa (ông từng chiến đấu bên Lào).

Suốt 7 ngày lội bộ từ Mường Lay vào Sín Thầu, trên người Chiến còn mỗi bộ quần áo, vì leo núi, chạy vắt nhọc quá, anh đã bỏ lại tư trang hành lý dọc các bn làng. “Sín Thầu này vào rồi thì không muốn ra, ra rồi thì không muốn vào nữa. Đơn giản vì đi bộ quá xa. Xa đến mức chỉ một lượt đi lên, mà suốt những ngày dọc đường em đã học được c bn tiếng Hà Nhì!” - Chiến bộc bạch.

Chiến mạnh mẽ, nhưng cô giáo Cao Thu Hiền, người Tuần Giáo thì rất ủy mị. Tết nào ở lại bản làng xa, cô cũng khóc. Hôm cô lê bàn chân tứa máu lên tới Sín Thầu, thầy Sinh Phạ thương quá, ôm vào lòng như ôm con gái. Hiền nhìn các cô, đám học trò tắm suối mà không dám… tắm. Không lẽ cứ tênh hênh bên suối cạn, bên rừng thưa mà khỏa trần như thế ư? Thế rồi cũng quen.

Mẹ lo cho cô con gái 21 tuổi đã cất công lội bộ từ Tuần Giáo vào Tả Kho Khừ thăm Hiền. Mẹ khóc như van xin Hiền hãy trở về quê, mẹ con rau cháo nuôi nhau. Nhưng, Hiền thưng học trò lắm. Hiền đi rừng chúng lóc nhóc đi theo, thỉnh thong lại hỏi cô có khát không, cô đã đói chưa, thưng mến lắm.

Năm nay, Hiền chuyển ra ngoài Mường Toong dạy học. Mường Toong cũng chon von, heo hút có kém gì Sín Thầu. Hiền lại viết “Tết này chưa chắc con về được”, đúng không?

Chưa hết mùi say xe đã lại… đi đón xe khách!

Đó là tình trạng của những người rời bản làng về quê ăn Tết. Tết đến vừa nhanh lại vừa rất chậm. Anh chị em ngậm ngùi bảo nhau: ai ở thì ở, ai về được cố mà về. Đường về cũng vất vả lắm. Câu chuyện về quê đón Tết của cô giáo Trần Thúy Lan, người Phú Thọ, dạy học trên Pác Ma, vừa ấm áp, vừa mang nhiều day dứt.

Đang học lớp 12 dưới Đoan Hùng, Phú Thọ, có đợt vận động viết đơn tình nguyện, cứ hết 12 là có thể lên Lai Châu dạy học hợp đồng, Lan hăm hở viết đơn xin đi.

Lớp Lan có mấy bạn cũng viết đơn theo. Sáng hôm sau lên lớp, thầy giáo ngậm ngùi bảo: “Tôi đã dập hết đơn của các em đi rồi. Các em trẻ người non dạ, không biết đi Mường Tè cắm bản vất vả thế nào đâu”.

Hóa ra thầy cũng từng dạy ở Mường Tè. Không ngờ thời gian sau Lan lại lên tận Pác Ma này (cách Mường Tè 57km, xa hơn, hiểm trở hơn) để cắm bản theo diện hợp đồng.

Lan dạy ở xã Mường Tè ven sông Đà, lớp học gá dưới gầm sàn của đồng bào Thái. Đang học, bọn trẻ (Lan dạy mầm non) cứ chun mũi “Min! Min!”, tiếng Thái có nghĩa là “thối quá!”.

Lan nhìn quanh, hóa ra đàn trâu nhốt dưới gầm sàn nhà chủ phóng uế cạnh chỗ đám trẻ ngồi lúc nào không hay. Lan đi hót phân trâu, rồi lại nhét đám sỏi vào ống bơ lắc lắc dạy và vui chi cùng các cháu dưới gầm sàn.

Tết này Lan cũng cố gắng về quê, kẻo bố mẹ buồn. Đường vất vả lắm. Trời nắng đi xe ôm từ xã ra huyện 300.000đ/lượt. Trời mưa chỉ có cách duy nhất đi xuồng mấy chục cây số dọc sông Đà. Lan đã suýt chết ở sông Đà mấy lần. Lần nào trông thấy Lan, mẹ cũng khóc.

- Hay là, Tết này, Lan đi đường bộ để về quê? - Tôi chen vào lời tâm sự của Lan.

Lan vẫn đều đều tâm sự trong cái đêm Pác Ma vắng vẻ đến mức nghe rõ tiếng ì ì của sông Đà len trong đá phiến ở tít dưới vực sâu:

- Xe U-oát ra huyện khiếp lắm. Xe cứ quay ngang, chồm ra mép vực ấy. Hôm trước em đi, ông lái bắt tất c xuống đẩy xe. Bùn văng từ đầu đến chân mười mấy người khách. Đêm, không lẽ ngủ giữa rừng? Thế là bọn em bo nhau xuống cái bãi đãi vàng ven sông Đà đón xuồng về Pác Ma cho kịp trước khi trời tối.

Riêng cô giáo Nha, người Hòa Bình, cắm ở bản Ma Kí, xã Mù Cả thì đã lên kế hoạch về quê rất rõ ràng. Cậu con trai 42 tháng tuổi của Nha, cùng ông xã làm cán bộ địa chính đang rất mong mỏi - đó là hai động lực để Nha về quê bằng mọi giá. 27 tuổi, Nha chững chạc hơn rất nhiều so với bạn cùng trang lứa.

Đã 4 năm nay cắm ở vùng thậm xa xôi mà ngày xưa thầy Nguyễn Văn Bôn làm nên sự nghiệp anh hùng, Nha sống với bà con tình cảm lắm. Thỉnh thoảng Nha lại phải lên gặp trưởng bản Ma Kí, chú Lì Đại Khai, bảo rằng: “Cháu được Nhà nước điều lên đây dạy học, nay nhờ chú có ý kiến hộ, chứ các cháu trai cứ đi bẫy chim, chẳng chịu đến lớp gì cả”.

Thỉnh thoảng, cô trò vẫn còn những lúc chẳng nói cho nhau hiểu được vì bất đồng ngôn ngữ. Thỉnh thoảng nghe học trò hát: “Che sá sá xa mon đơ”, cô chẳng hiểu gì, tưởng nói tiếng Hà Nhì; nghe mãi, hóa ra các em đang hát “Trăng sáng sáng sẽ soi muôn nơi” bằng tiếng Kinh đấy chứ. Chỉ có điều hơi ngọng! Đấy, thân thương và lam lũ lắm.

Cô giáo trẻ xa chồng, xa con, rừng hoang đêm nào cũng vẳng tiếng con nai lạc bầy, Nha cứ làm cái sàn lát nứa dập thật rộng rồi rủ học trò nữ xuống ngủ cả đám cho vui.

Tết, cô giáo lặng lẽ về mà không dám chào nhiều gia đình trong bản, bởi sợ phải gánh quà cáp vượt núi rồi ôm ngồi mấy ngày ôtô về Hòa Bình. Nhưng, cũng chẳng thoát được.

Hàng chục gia đình giã bánh dày (bánh của người Hà Nhì) mời cô giáo, cả bản mở tiệc trước mỗi lần cô Nha về quê ăn Tết Nguyên đán. Rồi họ chọn những cái bánh ngon nhất bắt cô giáo gùi về quê.

“Năm nào em cũng gùi bánh về, có năm, đi ghềnh thác sông Đà, bánh ướt về hỏng mất quá nửa. Thì anh bảo, 4 ngày lang thang trên đường, bánh bích-qui cũng hỏng chứ nói gì bánh dày” - Nha cười.

“Nhưng mà em về quê, nằm một ngày chưa hết say xe. Vừa tỉnh dậy ôm con một tí đã tính chuyện ăn bữa cơm chia tay lên đường… tìm về bản!” - Nha buồn rầu nói. Hai phần ba số ngày nghỉ là đi bộ và ngồi ôtô. Tết không về thì không đành lòng. Mà về vài buổi cũng tốn tới dăm trăm nghìn tiền tàu xe, bao vất vả như vậy thật chẳng ra thế nào, chẳng bõ.

Đây cũng là một tâm sự của nhiều thầy cô giáo cắm bản, những người đã gánh nhiều thiệt thòi để gùi chữ lên cho các cộng đồng vùng núi cao. Nên chăng, chúng ta, cùng với rất nhiều việc đang và sẽ phải làm cho họ, cũng cần tính toán động viên anh chị em thông qua việc nới rộng ngày nghỉ Tết Nguyên đán, chứ “cơ chế” như hiện nay có quá nhiều bất cập...

Tết này, xin được gửi những lời chúc tốt đẹp nhất cùng rất nhiều thưng mến đến những người đã lặng thầm hy sinh, đi tiên phong ở ni gian khó ấy - giáo viên cắm bản.

Theo Đỗ Doãn Hoàng
Thế giới Mới

MỚI - NÓNG