Tàu sân bay INS Vikrant do Ấn Độ tự nghiên cứu, thiết kế chế tạo bằng một phần công nghệ trong nước.
Đây là hình ảnh chụp tàu sân bay Vikrant lúc mới được hạ thủy trong tháng 8/2013. Thời điểm đó, Vikrant chỉ là khung tàu trống rỗng, chưa ra hẳn hình hài tàu sân bay.
Còn đây là hình ảnh hiện tại của Vikrant với “đảo” – đài chỉ huy nằm ở mạn phải tàu.
Phần lớn máy móc bên trong đã được lắp đặt lên tàu sân bay đầu tiên do Ấn Độ tự chế tạo.
Tàu sân bay INS Vikrant có lượng giãn nước 40.000 tấn, dài 262m, rộng 60m, mớn nước 8,4m. Theo giới chức Ấn Độ, 90% phần thân tàu, 50% hệ thống động lực và 30% vũ khí được chế tạo tại Ấn Độ.
Từ bức ảnh này có thể thấy rõ, phần mặt boong đang được tích cực hoàn thiện, đã hoàn thành xong hai thang máy (ở mạn phải) đưa máy bay từ khoang chứa lên boong. Trong khi thượng tầng đài chỉ huy mới có khung, chưa lắp máy móc.
Phần mũi tàu – boong phóng kiểu nhảy cầu có vẻ như được hoàn thiện trước mặt boong lớn.
Tàu sân bay INS Vikrant được Ấn Độ đóng theo công nghệ module (các bộ phận được chế tạo ở nơi khác và lắp ghép tại nhà máy đóng tàu), khoảng 874 block được sản xuất để tạo nên con tàu.
Vikrant được trang bị 4 động cơ tuốc bin khí LM500 của Mỹ cho tốc độ tối đa 32 hải lý/h, tầm hoạt động 15.000km.
Theo các chuyên gia, tàu sân bay Vikrant có diện tích mặt sân bay 10.000m2.
Nó có thể chở 30-40 máy bay gồm các tiêm kích hạm MiG-29K, HAL Tejas cùng trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 và trực thăng săn ngầm Sea King, vận tải Dhruv.
Trong ảnh là tiêm kích hạm MiG-29K được chế tạo cho Ấn Độ chạy thử nghiệm trên tàu sân bay INS Vikramaditya tại Nga.