Tài sản số chứa đựng rủi ro về rửa tiền, khủng bố

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bà Nguyễn Thị Minh Thơ - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước - cho biết, tài sản số, tài sản ảo, tài sản mã hoá có tính ẩn danh, phi tập trung, phi biên giới, trong đó chứa đựng rủi ro về rửa tiền, khủng bố. Các văn bản pháp lý chưa ban hành và đang là "vùng xám" về tài sản mã hoá. 

"Vùng xám" về tài sản mã hóa

Tại Hội thảo: "Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung" ngày 27/3 do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức, bà Nguyễn Thị Minh Thơ - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước - cho biết, đến bây giờ xây dựng khung pháp lý tài sản số, tài sản ảo, sàn giao dịch tài sản số là mệnh lệnh và là nhu cầu tất yếu.

Tài sản số chứa đựng rủi ro về rửa tiền, khủng bố ảnh 1

Bà Nguyễn Thị Minh Thơ - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước.

Bà Thơ phân tích, tài sản số, tài sản ảo, tài sản mã hoá có tính ẩn danh, phi tập trung, phi biên giới trong đó chứa đựng rủi ro về rửa tiền, khủng bố. Các quốc gia khi thiết lập khung pháp lý về tài sản này đều đặt ra quản lý phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Cũng theo bà Thơ, đối với Việt Nam, các văn bản pháp lý chưa ban hành và đang là "vùng xám" về tài sản mã hoá. Khi xem xét cơ chế rửa tiền, tài trợ khủng bố các nước trên thế giới đặt ra cho Việt Nam nhiều hành động. Họ xếp Việt Nam vào danh sách “xám” về rửa tiền… Theo đó, Việt Nam phải xây dựng khung pháp lý và chứng minh khung pháp lý về tài sản số vận hành hiệu quả.

"Tôi rất mừng vì chúng ta có dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, rồi Nghị quyết thí điểm về sàn giao dịch tài sản mã hoá… là những bước đi đáng lưu tâm liên quan đến tài sản mã hoá", bà Thơ nói.

Bà Thơ cho biết thêm, mặc dù khuôn khổ pháp lý chưa có, trong đánh giá về rửa tiền, tài trợ khủng bố, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã đánh giá ban đầu rủi ro ở mức từ trung bình đến cao về rửa tiền.

Chia sẻ thêm về những rủi ro về tài sản số, Thượng tá Dương Đức Hùng - Phó Trưởng phòng Phòng chống khủng bố, Cục An ninh nội địa, Bộ Công an - cho hay, công nghệ blockchain, tài sản mã hoá đã thay đổi cách thức vận hành nền kinh tế. Qua công tác nghiệp vụ chưa phát hiện tài trợ khủng bố.

Tài sản số chứa đựng rủi ro về rửa tiền, khủng bố ảnh 2

Thượng tá Dương Đức Hùng - Phó Trưởng phòng Phòng chống khủng bố, Cục An ninh nội địa, Bộ Công an.

Tuy nhiên, ông Hùng nêu rõ thị trường tài sản mã hoá có nguy cơ lớn, các đối tượng khủng bố thời gian qua đã xâm nhập vào Việt Nam, tìm cách biến Việt Nam thành nơi trung chuyển tiền thông qua thị trường tiền ảo, tài sản ảo. Thiếu khung pháp lý quản lý là nguy cơ có thể bị các đối tượng lợi dụng.

Ông Hùng chia sẻ thêm, từ 2018 đến nay xu hướng các nhóm khủng bố sử dụng công nghệ cao, tiền ảo, tài sản ảo để chuyển tiền gia tăng và là thách thức cho nhiều nước.

Quản lý cách nào?

Ông Tô Trần Hòa - Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán cho biết: "Chúng tôi được Bộ Tài chính giao xây dựng dự thảo Nghị quyết về thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hoá. Chúng tôi phối hợp với các bộ ngành xây dựng theo thông lệ chung của quốc tế, mô hình của châu Âu, Thái Lan, Nhật, UAE. Với mô hình tiêu chuẩn thế giới có thông lệ chung, khái niệm chung và khuyến nghị chung cho nhà đầu tư".

Ông Hòa khẳng định, tài sản mã hoá không phải là phương tiện thanh toán. Trong nghị quyết thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa, đơn vị này sẽ cấp phép cho một số doanh nghiệp cung cấp về dịch vụ cung cấp tài sản mã hoá. Mục tiêu lập sàn giao dịch tài sản mã hoá là bảo vệ nhà đầu tư cũng như thu hút nguồn vốn lớn.

"Tài sản mã hoá gắn với tài sản thực khi lên sàn giao dịch thí điểm để đảm bảo ổn định thị trường. Chúng tôi không đưa tài sản mã hoá không có căn cứ lên sàn để lừa đảo. Chúng ta cần có giai đoạn chạy thử nghiệm về tài sản mã hoá tại Việt Nam. Sau 2-3 năm vận hành thử nghiệm thì sẽ đánh giá xem mặt nào được, bổ sung...", ông Hoà nói.

Tài sản số chứa đựng rủi ro về rửa tiền, khủng bố ảnh 3
Đại diện cơ quan quản lý nhà nước và chuyên gia chia sẻ tại hội thảo sáng 27/3.

Góp ý thêm về pháp lý cho tài sản mã hoá, bà Nguyễn Thị Minh Thơ - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền - cho biết, khi xây dựng nghị quyết thí điểm sàn giao dịch tiền mã hoá, Ngân hàng Nhà nước cũng tham gia góp ý việc bám sát thông lệ quốc tế.

"Chúng tôi đã tham mưu yêu cầu, chắc chắn các sàn giao dịch là phải thực hiện phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố. Ví dụ nhận biết khách hàng, báo cáo giao dịch đáng ngờ, lưu trữ, báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước… Có nhiều vấn đề mới khi vận hành, chắc chắn cơ quan quản lý nhà nước sẽ đồng hành giải quyết", bà Thơ nói.

Đồng ý với bà Thơ, Thượng tá Dương Đức Hùng - Phó Trưởng phòng Phòng chống khủng bố, Cục An ninh nội địa - đề xuất thêm việc phải xây dựng khung pháp lý rõ ràng, toàn diện, quy định trách nhiệm pháp lý các sàn trong phòng chống rửa tiền; thành lập tổ công tác liên ngành để giám sát giao dịch đáng ngờ liên quan tiền mã hoá; ứng dụng công nghệ giám sát tiên tiến để theo dõi, truy vết khi cần thiết; thiết lập hệ thống giám sát tập trung do Bộ Công an hoặc Ngân hàng Nhà nước quản lý để giám sát giao dịch tài sản mã hoá.

Theo báo cáo của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, tài sản mã hoá là thị trường toàn cầu lớn với giao dịch mỗi ngày 200 tỷ USD và 617 triệu người dùng. Tại Việt Nam, 17 triệu người sở hữu tài sản tiền mã hoá, xếp thứ 7 toàn cầu. Dòng vốn 105 tỷ USD từ 2023 - 2024.

MỚI - NÓNG
Tổng thống Mỹ Trump giận Tổng thống Nga Putin
Tổng thống Mỹ Trump giận Tổng thống Nga Putin
TPO - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đang cảm thấy "tức giận" với Tổng thống Nga Vladimir Putin, và cảnh báo sẽ áp thuế quan thứ cấp đối với những nước mua dầu Nga nếu Mátxcơva cản trở nỗ lực chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Dự báo vàng tăng lên 200 triệu đồng/lượng, điều gì xảy ra?

Dự báo vàng tăng lên 200 triệu đồng/lượng, điều gì xảy ra?

TPO - Giá vàng trong nước sáng nay (31/3) tăng lên trên mốc 101,5 triệu đồng/lượng, phá vỡ kỷ lục lập trước đó. Chuyên gia cho rằng, về dài hạn, nhiều dự báo vàng có thể lên đến 3.500 USD/ounce, thậm chí 4.000 USD/ounce. Với mức duy trì trong nước và thế giới chênh nhau từ 4-5 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước có thể lên tới 150-200 triệu đồng/lượng. 
Nóng: Giá vàng phá vỡ mọi kỷ lục

Nóng: Giá vàng phá vỡ mọi kỷ lục

TPO - Vào lúc 9h30 sáng nay (31/3), các doanh nghiệp điều chỉnh tăng mạnh giá vàng theo thế giới.  Các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt tăng mạnh giá vàng miếng lên mốc 101,5 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay.
Thiếu tài sản thế chấp, thiếu vốn đang là rào cản lớn nhất với doanh nghiệp tư nhân hiện nay Ảnh: Nguyễn Bằng

Đau đầu vì nút thắt tín dụng

TP - Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, việc gỡ nút thắt về vốn thông qua xây dựng chính sách và cơ chế bảo lãnh tín dụng cởi mở, thông thoáng hơn, thủ tục vay vốn đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện hơn, các kênh tiếp cận tài chính đa dạng hơn sẽ là giải pháp đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa để có thể hình thành các tập đoàn tư nhân lớn mạnh.
PGS.TS Phạm Thị Kim Ngọc

Phát triển thị trường vốn, cải thiện tiếp cận đất đai

TP - Chia sẻ với PV Tiền Phong, PGS.TS Phạm Thị Kim Ngọc, Phó Hiệu trưởng Trường Kinh tế, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, số liệu từ báo cáo tại cuộc họp của Ban Chiến lược và Chính sách Trung ương đầu tháng 3 vừa qua cho thấy: Một nghịch lí là khoảng 85% lực lượng lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) nhưng lại chỉ đóng góp trên 50% GDP và khoảng 30% nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Để phát triển hạ tầng ở Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, PPP sẽ là giải pháp thu hút được nguồn lực tư nhân tham gia nhiều. Ảnh: Như Ý

Hợp tác công - tư: Giải pháp đột phá phát triển kinh tế tư nhân

TP - Tại Việt Nam, quá trình hội nhập sâu rộng cùng với yêu cầu phát triển bền vững đang đặt ra những thách thức lớn đối với mô hình phát triển truyền thống, đòi hỏi phải tìm kiếm những phương thức huy động và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn. Một trong những giải pháp đang được quan tâm và đánh giá cao là mô hình hợp tác công - tư (Public Private Partnership - PPP).
Cần giải pháp đột phá về thể chế

Cần giải pháp đột phá về thể chế

TP - Chia sẻ với PV Tiền Phong, PGS. TS Nguyễn Thường Lạng (ảnh), giảng viên cao cấp Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế (Trường Kinh doanh, ĐH Kinh tế Quốc dân), cho rằng, kinh tế tư nhân so với năm đầu đổi mới đã tháo gỡ được rất nhiều khó khăn, rào cản. Tuy nhiên, hiện còn tồn tại một số rào cản khiến kinh tế tư nhân chưa phát triển được như mong muốn.