TPO - Bộ Giao thông vận tải đề xuất xe dưới 8 chỗ sẽ được gom khách lẻ đi ghép, đi chung một chuyến xe. Tuy nhiên, xe phải có phù hiệu "xe hợp đồng" và phải ký kết hợp đồng trước khi thực hiện chuyến đi, đồng thời chỉ được đón, trả khách theo đúng địa điểm trong hợp đồng vận chuyển đã ký kết.
TPO - Chuyên gia giao thông Thân Văn Thanh cho biết: "Khi Nghị định 41 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe ban hành, tôi cho rằng chế tài xử phạt hơi nặng quá. Nhưng theo tôi, cần quản lý giám sát thì mới xử phạt được. Quy định chế tài xử phạt rất nặng nhưng xe dù, xe trái quy định vẫn nở rộ. Cần nêu rõ trách nghiệm quản lý, giám sát để có thể xử phạt xe hợp đồng vi phạm".
TPO - Sáng mai (21/8), Báo Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Quản lý xe hợp đồng: Giải pháp nào hiệu quả”. Tọa đàm có sự góp mặt của đại diện các cơ quan chức năng, chuyên gia và doanh nghiệp vận tải, sẽ bàn luận về giải pháp hợp lý quản lý mô hình xe hợp đồng; làm sao vừa phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, song vẫn đảm bảo chấp hành đúng các quy định pháp luật.
TPO - Theo Bộ Giao thông vận tải, hiện Nghị định 100 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính từ 7-10 triệu đồng đối với cá nhân, từ 14-20 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải đối với hành vi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có giấy phép kinh doanh vận tải.
TPO - Do vi phạm các quy định của pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải chưa đúng quy định, Sở GTVT Hà Nội vừa yêu cầu dừng việc cấp, đổi phù hiệu cho phương tiện của 11 doanh nghiệp vận tải xe hợp đồng.
TP - Trước đây, việc sắp xếp, phân luồng các bến xe nhằm hạn chế ùn tắc, nhưng sự nở rộ của xe hợp đồng trá hình đã khiến kế hoạch không những đứng trước nguy cơ đổ vỡ, mà còn thất thu thuế.
TPO - Theo quy định, trước khi vận chuyển khách "xe hợp đồng" phải được đàm phán và ký kết hợp đồng theo nhóm khách hàng, khi thực hiện vận chuyển chỉ chạy từ điểm A đến điểm B cố định. Tuy nhiên, hiện nhiều xe khách loại từ 29 chỗ trở lên hoặc giường nằm có đeo phù hiệu "xe hợp đồng" tại Hà Nội vừa dừng đỗ bắt, trả khách tại nhiều điểm trên đường vừa chạy xuyên tâm và thu tiền theo khách lẻ.
TPO - Thời gian gần đây nhiều "bến xe lậu" lại mọc trên đường Lê Duẩn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) để xe khách, xe hợp đồng vào dừng đỗ, đón trả khách, nhận - gửi hàng cả ngày đêm. Tình trạng này đang gây ùn tắc, rối loạn giao thông.
TPO - Bộ Giao thông vận tải vừa quyết định thành lập 4 đoàn kiểm tra v iệc thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Sở Giao thông vận tải tất cả tỉnh, thành phố trên cả nước.
TPO - Từ năm 2015 tới nay, nhà xe Thành Bưởi bị thanh kiểm tra và xử phạt nhiều lần, với các lỗi tái phạm liên tục, nhưng mỗi lần như vậy nhà xe này đều khiếu nại ngược, thậm chí khởi kiện các quyết định thanh kiểm tra.
TPO - Bộ Giao thông vận tải giao Cục Đường bộ và Sở Giao thông vận tải các địa phương tổ chức tổng kiểm tra hoạt động của xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch.
TPO - Bộ Giao thông vận tải dự kiến trao quyền cho địa phương cập nhật luồng tuyến xe khách liên tỉnh trên cơ sở phù hợp quy hoạch, bổ sung cụ thể quy định về thu hồi phù hiệu xe khách vi phạm. Đặc biệt, sẽ có chế tài chấm dứt đăng ký trong các bến với xe hoạt động không đủ tần suất để ngăn xe khách đăng ký bến cho có còn thực tế bỏ bến ra ngoài chạy dù, lập bến cóc…
TPO - Bộ Giao thông vận tải đề xuất, với xe hợp đồng, xe du lịch, trong 1 tháng, nếu xuất phát hoặc kết thúc hợp đồng trùng lắp từ 10% số chuyến trở lên cùng 1 điểm tính theo phạm vi cấp xã, hoặc huyện xe được xem là chạy tuyến cố định, bị xử lý.
TPO - Mặc dù Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản đề nghị đại diện tỉnh Thanh Hóa cắt nốt, dừng hoạt động các xe khách của nhà xe Vân Anh bỏ bến nhiều tháng, tuy nhiên, đề nghị này vẫn chưa mang lại hiệu quả do xe khách của nhà xe này vẫn mượn danh xe tuyến cố định để lập bến cóc, chạy dù tuyến Thanh Hóa - Hà Nội.
TPO - Chỉ có một tờ đăng ký hoạt động văn phòng đại diện tại Thanh Hóa (không có giấy phép hoạt động vận tải, không có xe) nhưng Công ty Hải Vân Travel vẫn lập văn phòng, treo biển và hoạt động chở khách ngày, đêm tại huyện Triệu Sơn.
TPO - Không có giấy phép hoạt động vận tải tại Thanh Hóa, không được vận chuyển khách chạy liên tỉnh vậy nhưng nhà xe Hải Vân Travel vừa tổ chức khai trương văn phòng và tự mở hàng chục “lốt” xe khách chạy tuyến Thanh Hóa - Hà Nội/ngày. Thậm chí, nhà xe này còn lập cả bến xe lậu ngay giữa trung tâm thị trấn Triệu Sơn và hoạt động công khai.
TPO - Do vi phạm tốc độ và thời gian lái xe quá quy định, Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản thông báo thu hồi phù hiệu đối với gần 1.550 phương tiện vi phạm. Các xe này thuộc 450 doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh vận tải. Đáng chú ý trong số này, có xe vi phạm tốc độ tới hơn 1.660 lần trong một tháng.
TPO - Chưa cho phép hoạt động trở lại nhưng trên nhiều tuyến đường, xe hợp đồng và xe khách đeo biển xe hợp đồng đang công khai hoạt động. Thậm chí xe hợp đồng còn lập cả bến đón, trả khách trên đường từ sáng đến tối.
TPO - Đánh giá về thực trạng xe khách đang núp bóng xe hợp đồng trên đường, Đại tá Phạm Văn Hòa, Phó trưởng Phòng Cảnh sát tuần tra, kiểm soát đường bộ, Cục CSGT cho rằng, do không quản lý được nên mới tồn tại xe trá hình.