Thẻ BHYT không ghi hạn sử dụng không chỉ giúp tiết kiệm chi phí in ấn và phát hành thẻ BHYT mà còn tạo thuận lợi hơn cho người tham gia BHYT có thể sử dụng thẻ BHYT lâu dài
Ngày 1/3, BHXH tỉnh Yên Bái ban hành văn bản số 260 về việc dừng in thẻ BHYT giấy đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp và người tham gia BHXH bắt buộc.
Với việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã mang tới những trải nghiệm dễ dàng hơn cho người dân, doanh nghiệp khi tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
BHXH Việt Nam vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về việc tổng kết triển khai làm điểm 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông, gồm: Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Hỗ trợ chi phí mai táng, Trợ cấp mai táng.
TP - Bạn đọc Hoàng Minh Hà (Vĩnh Long) hỏi: Tôi muốn tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) tự nguyện, vậy tôi cần làm gì, có thể thực hiện thủ tục tham gia trực tuyến được không?
Bạn đọc Huỳnh Thị Phúc (TPHCM) hỏi: Tôi tham gia BHYT với nơi khám chữa bệnh (KCB) ban đầu là Bệnh viện quận Gò Vấp (TPHCM) nay muốn đổi sang Bệnh viện quân y 175 được không? Vì trước đây tôi từng đăng ký KCB ban đầu tại Bệnh viện quân y 175, nhưng sau đó công ty tự đổi sang bệnh viện khác. Nếu muốn đổi lại nơi đăng ký KCB ban đầu tôi cần làm thủ tục gì?
Bạn đọc Cao Thu Trang (TPHCM) hỏi: Tôi tham gia BHYT sinh viên, ngay sau đó tham gia BHYT hộ gia đình, tháng 3 vừa qua tôi đi làm đóng BHYT theo đơn vị mã thẻ 5221884xxx. Hiện thẻ BHYT hộ gia đình của tôi vẫn còn hạn sử dụng với thời gian 5 năm liên tục từ tháng 10/2022. Tuy nhiên, khi tra cứu thẻ BHYT tham gia theo diện công ty, thời gian 5 năm liên tục của tôi bị tính từ đầu (từ năm 2027). Tôi cần làm gì để đảm bảo quyền lợi 5 năm tham gia BHYT liên tục và số tiền tôi đóng trùng thời gian có được hoàn trả không?
Bộ Y tế đang tiến hành xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT) với một số đề xuất thay đổi quy định. Chuyên gia quốc tế cho rằng, việc sửa đổi luật lần này cần hướng tới duy trì độ bao phủ BHYT đã đạt được và mở rộng thêm phần dân số chưa tham gia để đạt mục tiêu bảo vệ sức khoẻ toàn dân.
Bạn đọc Nguyễn Ngọc (TPHCM) hỏi: Năm 2021 tôi nhận con nuôi, khi đó cháu 5 tuổi và đã được cấp thẻ BHYT tại Bình Thuận. Sau khi hoàn thành thủ tục nhận con nuôi, gia đình tôi làm thủ tục đổi tên cho cháu trên giấy khai sinh, nhưng chưa đổi tên trên thẻ BHYT và nay thẻ bị mất. Vậy tôi cần làm những thủ tục gì, tới cơ quan nào để được cấp lại thẻ BHYT cho con và đổi lại theo tên mới?
Bạn đọc Lê Hoàng Linh (Thanh Hóa) hỏi: Tôi và vợ tôi đóng BHYT từ 1/5/2020, năm 2021 gia hạn bình thường, năm nay 2022 tôi quên đóng, thẻ BHYT của tôi hết hạn vào ngày 30/4/2022. Vậy nay tôi gia hạn thẻ có ảnh hưởng gì quyền lợi BHYT của mình không, cần mang theo các giấy tờ gì để được gia hạn?
Tính tới nửa cuối tháng 4 vừa qua, cả nước đã có hơn 4 nghìn cơ sở y tế thực hiện tra cứu thông tin bằng căn cước công dân có gắn chíp thay thẻ BHYT phục vụ công khám chữa bệnh do BHYT thanh toán.
TPO - Theo Bảo hiểm xã hội TPHCM, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) mẫu mới được sử dụng song hành với thẻ BHYT mẫu cũ và đều có giá trị sử dụng như nhau khi đi khám chữa bệnh BHYT.
TP - Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chính sách xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng. Do đó, Đảng và Nhà nước xác định là một trong những chính sách trụ cột của hệ thống chính sách an sinh xã hội nước ta. Quỹ BHYT giữ vai trò chia sẻ gánh nặng tài chính nếu không may người dân gặp rủi ro về sức khỏe.
BHXH Hà Nội vừa có Công văn 3689 gửi các đơn vị liên quan, BHXH các quận/huyện, cơ sở y tế khám chữa bệnh BHYT về đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh BHYT trong bối cảnh dịch COVID-19.
Theo BHXH Việt Nam, trong nửa đầu năm, toàn quốc có trên 16 triệu lượt đăng ký dùng ứng dụng VssID - BHXH số, trong đó hơn 15 triệu hồ sơ hợp lệ được cấp tài khoản.
Bạn đọc Nguyễn Văn Quảng (Nghệ An) hỏi: Hiện công an đang đổi chứng minh thư, căn cước công dân 9 số sang căn cước công dân có gắn chíp. Vậy khi đổi sang căn cước công dân mới có phải làm thủ tục đổi thông tin trên dữ liệu BHXH và đổi thẻ BHYT mới không? Nếu có, thủ tục và thời gian đổi ra sao?
TPO - Từ ngày 1/7 tới, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chính thức được vận hành. Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đang chuẩn hoá dữ liệu, sẽ đề xuất các ngành chức năng cho phép sử dụng căn cước công dân có gắn chíp thay thể thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) trong khám chữa bệnh.
TPO - Từ ngày 1/6, người dân trên cả nước khi đi khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế (BHYT) có thể sử dụng hình ảnh thẻ này trên ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số thay cho xuất trình thẻ BHYT bằng giấy thông thường.
TPO - Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, qua hệ thống Giám định BHYT, cơ quan này đã phát hiện 1 trường hợp ở TP.HCM sử dụng thẻ BHYT đi khám tới 80 lần chỉ trong vòng 66 ngày, tổng số tiền quỹ BHYT chi trả hơn 60 triệu đồng.
TPO - Từ ngày 1/4 tới, BHXH Việt Nam sẽ thực hiện phát hành thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) theo mẫu mới trên toàn quốc. Tuy nhiên, từ năm 2019, BHXH Việt Nam đã thực hiện phát hành thẻ BHYT sử dụng lâu dài, không phải đổi và in mới hàng năm, không ghi hạn sử dụng, vậy những thẻ BHYT còn hạn sử dụng theo mẫu cũ có còn giá trị sử dụng sau ngày 1/4?
TPO - BHXH Việt Nam cho biết, trong năm 2020, có 80 người được Bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán hơn 1 tỷ đồng mỗi đợt nằm viện. Trong đó, trường hợp được BHYT chi trả cao nhất lên tới hơn 9,3 tỷ đồng trong năm 2020.
TPO - Mẫu thẻ BHYT mới có nhiều điểm khác biệt mang lại nhiều tiện ích cho người tham gia và các cơ sở khám chữa bệnh như: Nhỏ gọn về kích thước; Được ép plastic ngay sau khi in; Thay đổi kiểu chữ in rõ nét, dễ đọc; Đặc biệt mặt sau của thẻ BHYT đã thay đổi phần lớn nội dung so với mẫu thẻ BHYT hiện hành để người tham gia tiện tra cứu thông tin sử dụng thẻ…
TPO - BHXH Việt Nam vừa ban hành mẫu thẻ Bảo hiểm Y tế (BHYT) mới, áp dụng trên toàn quốc từ ngày 1/4/2021, thay cho mẫu thẻ BHYT hiện hành được áp dụng từ cuối năm 2015 tới nay. Thẻ BHYT hiện hành còn thời hạn sử dụng vẫn tiếp tục được dùng để khám chữa bệnh bình thường.
Sau gần 4 năm đưa vào vận hành Hệ thống thông tin giám định Bảo hiểm y tế (BHYT) điện tử, đã giúp đơn giản hóa thủ tục trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh (KCB) BHYT, góp phần ngăn chặn tình trạng trục lợi Quỹ BHYT. Để nhìn nhận rõ hơn về hệ thống này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc (BHXH Việt Nam).
Từ ngày 9/12/2019 đến nay, ngành BHXH đã thực hiện nâng cấp Hệ thống Giao dịch điện tử BHXH tích hợp với Cổng Dịch vụ công Quốc gia để thực hiện liên thông cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất.
Người bác của ông Phạm Thủy Triều Dâng (tỉnh An Giang) đang hưởng tuất BHXH, bị bệnh vận động khó khăn cần sự trợ giúp, dùng BHYT mã thẻ GD. Nay gia đình bác ông muốn được cấp thẻ BHYT theo đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng (mã thẻ BT). Ông Dâng hỏi, gia đình bác ông có thể làm hồ sơ không hưởng tiền trợ cấp bảo trợ xã hội mà chỉ cần cấp thẻ BHYT mã BT có được không?
Bà Ngô Thủy (TPHCM) được cấp sổ BHXH và thẻ BHYT tại 1 công ty thuộc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Sau khi nghỉ việc đóng BHYT tự nguyện theo hộ gia đình, tháng 1/2020 bà đã gia hạn thẻ BHYT. Hiện bà Thủy làm việc tại công ty mới ở TPHCM, có đóng BHXH, BHYT. Bà Thủy hỏi, thẻ BHYT mới gia hạn của bà có sử dụng tiếp được không? Có thay đổi gì không?
Bạn đọc Lê Văn Năm (Thanh Hoá) hỏi: Tôi làm việc tự do, trước đây đã tham gia BHYT theo Hộ gia đình. Hiện tôi không nhớ mã số thẻ BHYT cũ để đề nghị cấp lại. Vậy tôi phải làm thế nào để lấy lại được mã thẻ BHYT mà không cần thông qua mã BHXH, vì tôi chưa tham gia BHXH bao giờ?
Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đã thống nhất sẽ phối hợp chặt chẽ để xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử cho mỗi người dân, thông tin được đưa ra tại hội nghị giữa 2 ngành sáng 13/5.