Trả lời:
Việc in đổi thẻ BHYT chỉ áp dụng đối với các trường hợp: Mất, rách, hỏng hoặc thay đổi thông tin trên thẻ (như: Điều chỉnh về thân nhân, điều chỉnh về đối tượng, mức hưởng… của người tham gia).
Như vậy, đối với trường hợp của bà chuyển đổi đối tượng tham gia mới, nơi khám chữa bệnh mới như nội dung câu hỏi, đến nay cơ quan Bảo hiểm xã hội vẫn phải in đổi thẻ BHYT mới để đảm bảo đầy đủ các thông tin về thẻ BHYT theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT.
Đồng thời, khi làm thủ tục cấp thẻ BHYT mới, người tham gia được cơ quan Bảo hiểm xã hội hướng dẫn đăng ký đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám chữa bệnh theo quy định tại Điều 8, Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT.