TPO - Muỗi không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn là tác nhân truyền nhiều bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét, Zika, viêm não Nhật Bản. Vì vậy, việc phòng chống muỗi đốt là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ giới thiệu những cách hiệu quả để bạn bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những "kẻ hút máu" này.
TPO - Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM đã tiếp nhận, điều trị cho 14 trường hợp mắc sốt rét, trong đó có 13 bệnh nhân nhiễm bệnh về nước từ châu Phi và một số trường hợp trong số đó bị sốt rét ác tính.
TPO - Đây là ca sốt rét ngoại lai thứ 3 khi người dân trở về thăm quê tại Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) sau thời gian đi làm ăn xa, chủ yếu ở các nước châu Phi.
TPO - Để bắt được những con muỗi truyền bệnh sốt rét, các nhân viên y tế dùng chính thân mình làm mồi nhử. Trong bóng tối, họ kiên trì ngồi yên, phơi đôi chân trần để muỗi đốt.
Theo chuyên gia Viện Pasteur TPHCM, ngoài bắt muỗi đêm, trong lĩnh vực y tế còn có hoạt động bắt muỗi ban ngày, để phòng chống 2 dịch bệnh khác nhau. Cán bộ đi bắt muỗi có nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm.
TP - Các chuyên gia dịch tễ nhận định tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) năm nay sẽ có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng kéo theo những đợt mưa giông thất thường như ở khu vực Hà Nội hiện nay.
TPO - Để chủ động ngăn chặn nguy cơ sốt xuất huyết xâm nhập, lây lan trong cộng đồng ngành y tế TPHCM yêu cầu tất cả các bệnh viện phải tập trung rà soát bệnh sử đối với tất cả những trường hợp bị sốt về từ vùng có dịch sốt rét đang lưu hành.
TPO - Những ca bệnh nhập cảnh mắc sốt xuất huyết rơi vào nguy kịch đang khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ gia tăng của bệnh sốt rét tại TPHCM. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố cho biết, sốt rét là bệnh đang lưu hành tại nhiều tỉnh thành trên cả nước nhưng tại TPHCM bệnh đã được loại trừ từ năm 2020.
TPO - Nhập viện trong tình trạng sốt cao, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, cả 2 bệnh nhân được xét nghiệm và phát hiện mắc sốt rét ác tính. Bệnh phát hiện trễ khiến một trường hợp rơi vào hôn mê, một trường hợp bị suy thận, tổn thương gan.
TP - Ngày 1/6, Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết hiện đang điều trị cho hai bệnh nhân sốt rét sau khi trở về nước từ Angola. Điều đáng chú ý là từ nhiều năm nay Hà Nội và các tỉnh thành miền Bắc Việt Nam hầu như không còn bệnh nhân sốt rét nên việc phát hiện, chẩn đoán, điều trị kịp thời các ca bệnh sốt rét từ nước ngoài trở về ở nhiều cơ sở y tế tuyến dưới còn khó khăn và dễ bị bỏ sót.
TPO - Trong cuộc họp với các cố vấn của cơ quan y tế Liên Hợp Quốc, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus gọi việc chứng thực vắc-xin Mosquirix là "cột mốc lịch sử".
Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, Bộ Y tế, Chính quyền các cấp, các Tổ chức quốc tế và sự phối hợp của các Bộ/Ngành, hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở nước ta được triển khai và đã đạt được những thành quả to lớn . Năm 2020, số bệnh nhân sốt rét và người có ký sinh trùng sốt rét đều giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2019: số bệnh nhân sốt rét giảm 70,6% (1.733/5.887 trường hợp), số ký sinh trùng sốt rét giảm 65,8% (1.422/4.665 trường hợp).
TPO - Từ đầu năm tới nay, toàn tỉnh Gia Lai có hơn 2,3 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết. Trước diễn biến này, UBND tỉnh Gia Lai đã ra công văn yêu cầu những đơn vị trực thuộc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.
TPO - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư hiện đang điều trị và cách ly đoàn 219 công dân Việt Nam từ Guinea Xích đạo về nước ngày 29/7. Trong 15 bệnh nhân mắc bệnh sốt rét thể ác tính có 6 ca đồng nhiễm sốt rét và COVID-19, tổn thương nhiều tạng trong cơ thể.
TPO - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây sốc cho các phóng viên khi tiết lộ rằng ông đã dùng thuốc trị sốt rét Hydroxychloroquine để phòng ngừa COVID-19, theo lời khuyên của các bác sĩ Nhà Trắng.
TPO - Ông Nguyễn Tất Đạt, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết việc người dân tự ý mua thuốc chứa hoạt chất chloroquin/hydroxychloroquin để điều trị, dự phòng COVID-19 có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do thuốc có một số tác dụng phụ nghiêm trọng.
Ngày 27/9, được sự tài trợ của Tổ chức Y tế thế giới, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương phối hợp Viện Sốt rét - KST - CT TP Hồ Chí Minh, Sở Y tế tỉnh Bình Phước tổ chức buổi lễ phát động tăng cường hiệu quả điều trị bệnh nhân sốt rét kháng thuốc tại Việt Nam.
Ngày 25/4 hàng năm đã được Tổ chức Y tế thế giới lấy làm ngày “Thế giới phòng chống sốt rét”. Chủ đề tuyên truyền của ngày Thế giới phòng chống sốt rét năm 2019 là: “Hãy cùng nhau loại trừ bệnh sốt rét”.
TPO - TIN NÓNG ngày 18/4: Đại uý công an bị người vi phạm tông tử vong; Côn đồ nổ súng trong tiệc nhậu, 4 người bị thương; Bắt Phó trưởng Công an xã nhận tiền của con bạc...
TPO - Sau khi báo chí đăng tải về sự việc hai giáo viên huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn quan hệ bất chính bị bắt quả tang tại một nhà nghỉ, một nhân vật chính đã lên tiếng biện minh.
Không chỉ gây bùng phát dịch bệnh virus Zika, muỗi còn là nguyên nhân lây lan hàng loạt căn bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét hay viêm não Nhật Bản.
Ngày 24/4/2018, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đã tổ chức “Hội thảo tăng cường đầu tư giữ vững thành quả, hướng tới loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam”. Hội thảo được sự tài trợ của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế nhân ngày sốt rét thế giới năm 2018.
TP - Trong khi Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương phải tập trung nhân lực để giám sát và điều trị sốt rét đang quay trở lại, Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM lại “thanh lọc” gần như hầu hết nhân lực khoa sốt rét của mình.
TP - Ngày 3/3, tại Hội nghị tổng kết công tác phòng chống sốt rét, các bệnh ký sinh trùng côn trùng năm 2015, PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng T.Ư (Bộ Y tế) cho biết, tình hình sốt rét còn phức tạp ở một số tỉnh, tập trung chủ yếu ở miền Đông Nam bộ, miền Trung-Tây Nguyên.
TP - Các nhà khoa học Mỹ vừa thông báo, họ đã nuôi thành công một loài muỗi biến đổi gene có thể chống lại việc lây bệnh sốt rét. Các nhà khoa học đã đưa gene kháng sốt rét vào hệ gene của muỗi nhờ phương pháp sửa chữa gene mang tên Crispr.