TP - Từ niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Quân đội, Trung tá Phạm Đình Quý (36 tuổi, Viện Khoa học – Công nghệ quân sự) đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, vươn lên trong học tập, để nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các loại thiết bị quan sát, ngắm bắn được ứng dụng vào huấn luyện, chiến đấu, góp phần xây dựng Quân đội tiến lên hiện đại.
TPO - Từng trực tiếp tham gia chiến dịch cải thiện chất lượng không khí ở Bắc Kinh (Trung Quốc), GS Yafang Cheng, Giám đốc Khoa Hóa học Aerosol, Viện nghiên cứu Hóa học Max Planck (Đức) cho rằng cần rất nhiều nỗ lực để giảm thiểu ô nhiễm không khí với sự tham gia của cả chính quyền và người dân. GS Yafang Cheng đang có mặt ở Hà Nội trong Khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024.
TPO - 'VSL - Writing Camp 7', với chủ đề ‘Chinh phục các dự án nghiên cứu quốc tế’ là chương trình do CLB Nhà khoa học ĐHQG Hà Nội (VSL) tổ chức, hướng tới mục tiêu trang bị kỹ năng và xây dựng mạng lưới nghiên cứu quốc tế.
Hàng chục chuyên gia, nhà khoa học và các doanh nghiệp vận tải biển đến từ nhiều quốc gia trên thế giới đã cùng thảo luận, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và sáng kiến mới tại hội thảo được tổ chức tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Qua đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển, ứng dụng của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực hàng hải.
TPO - Một người là “mẹ đỡ đầu” của những đứa trẻ dân tộc Co, chăm lo từng bữa cơm, từng con chữ. Một người rong ruổi khắp các bản làng, mang kiến thức, cơ hội cho người nghèo tiếp cận vốn vi mô... Những hành trình thầm lặng ấy đã góp phần tô thắm vẻ đẹp của "nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý".
TPO - Trong Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024, TS. Nguyễn Phước Vinh được vinh danh là tiến sĩ trẻ nhất với công trình đột phá phát triển hệ nano dẫn thuốc sử dụng công nghệ gen, hỗ trợ điều trị ung thư vú ba âm và ung thư phổi tế bào nhỏ. Những công trình này không chỉ khẳng định năng lực nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ Việt Nam mà còn mang lại những ứng dụng thực tiễn có giá trị cao cho xã hội.
TPO - Một nhóm nhà khoa học Việt Nam đến từ nhiều trường đại học có tiếng bức xúc vì bị Tạp chí Fuel của Nhà xuất bản Elsevier rút bài báo khoa học đã đăng trong giai đoạn từ tháng 3 - 5/2022.
Elsevier - Nhà Xuất bản Khoa học và Công ty Phân tích Dữ liệu hàng đầu thế giới vào ngày 16/9/2024 đã công bố danh sách xếp hạng các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới dựa trên căn cứ khai thác cơ sở dữ liệu Scopus được xây dựng bởi nhóm các nhà khoa học của Đại học Stanford (Mỹ). Việt Nam có 9 nhà khoa học được xếp hạng trong nhóm 10.000 thế giới và 60 nhà khoa học được xếp hạng trong nhóm 100.000 nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng thế giới trong năm 2024.
TP - Chỉ trong vòng hơn 10 phút, khoảng 1,6 triệu khối gồm bùn, đất, đá lớn từ núi Con Voi quét qua thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), cuốn phăng và nhấn chìm 37 ngôi nhà, trở thành thảm hoạ có quy mô lớn nhất, hậu quả đau lòng nhất lịch sử do lũ bùn đá gây ra. Chuyên gia khuyến cáo nhiều nơi ở vùng núi phía Bắc có thể tái diễn những thảm họa như thế.
TP - Đã 15 năm kể từ ngày đầu tiên mò mẫm “tìm đường” cho mạng di động, nay, PGS.TS. Ngô Quốc Hiển (Đại học Queen’s Belfast, Anh) trở thành một trong những người Việt tiên phong nghiên cứu công nghệ lõi cho mạng 5G, 6G và được vinh danh với nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực điện tử viễn thông.
TPO - Ngày 29/08/2024, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-CSK) tổ chức chương trình Kết nối các nhà khoa học, nhóm nghiên cứu và Doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, tạo ra nhiều startup mới và giải quyết các vấn đề thực tế của xã hội.
TP - Một lớp phủ mỏng hơn tóc người đến 100 lần có thể được “in phun” lên balo, điện thoại di động hoặc nóc xe hơi để khai thác năng lượng mặt trời, giảm nhu cầu về các trang trại quang năng chiếm nhiều diện tích đất.
TPO - Ngày 5/8, tại TP. Đồng Hới (Quảng Bình), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về vật liệu từ tiên tiến và ứng dụng lần thứ 5 (ISAMMA 2024).
TPO - 'Báo chí khoa học là một trong những dòng báo chí cần được định vị và đầu tư hơn nữa. Đầu tư vào dòng báo chí khoa học như một định hướng chiến lược để 'bật' Việt Nam lên', PGS. TS Nguyễn Văn Dững - Nguyên Trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ tại toạ đàm 'Chuyển đổi số - Xu hướng tất yếu của báo chí hiện đại'.
TPO - TS Pau Loke Show, người được biết đến là đồng tác giả với nhiều nhà khoa học Việt Nam ở trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện trong các bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế.
TPO - Vừa qua, một số tác giả người Việt có tên trong bài báo khoa học bị tạp chí quốc tế gỡ. Điều đáng nói, khi sự việc được thông tin, các tác giả đều tìm cách phủ định việc có liên quan đến bài báo.
TPO - Theo các chuyên gia, có thể sử dụng giải pháp cô lập carbon bằng phương pháp sinh học và đề xuất tích hợp vào các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại ĐBSCL để mang lại lợi ích về kinh tế, môi trường.
TPO - Theo chuyên gia, nếu có luật này, dù không thể giải quyết tất cả các vấn đề của thành phố hay giải quyết được những cơ chế xin cho như hiện nay nhưng ít nhất luật này sẽ góp phần tạo lập cơ chế nội sinh để TPHCM có thể chủ động trong xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm quản lý, tổ chức phát triển TPHCM một cách kịp thời, hiệu quả.
TPO - Đại học Quốc gia Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1072 về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và triển khai Đề án Phát triển Đại học này đến năm 2030 trở thành đại học thuộc nhóm 500 đại học hàng đầu thế giới.
Từ sinh viên giỏi năm nào, PGS.TS Lê Thị Kim Phụng - Quán quân Hạng mục Khoa học và Bền vững Giải thưởng Study UK Alumni 2023-24 - đã trải qua chặng đường gian nan, miệt mài theo đuổi đam mê nghiên cứu khoa học để rồi trở thành nhà khoa học nữ hàng đầu châu Á, có nhiều cống hiến đáng tự hào cho lĩnh vực năng lượng tái tạo và môi trường bền vững.
TPO - Phố biển Nha Trang có vị trí địa lý đặc biệt bởi có sự kết hợp đa dạng “tứ thủy triều quy, tứ thú tụ”. Vì thế, nhiều chuyên gia, nhà khoa học cho rằng phải xây dựng Nha Trang là “thành phố hướng biển”, thành phố văn hóa và đẳng cấp quốc tế.
TPO - Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học in da sinh học 3D trong quá trình phẫu thuật sống ở chuột, mở đường cho các phương pháp điều trị trong da liễu và phẫu thuật tái tạo ở người.
TPO - Sự thay đổi khí hậu ngày nay của Trái đất là do con người gây ra, nhưng lực hấp dẫn của các hành tinh khác cũng có thể gây ra các kiểu khí hậu lâu dài bằng cách thay đổi một chút quỹ đạo của hành tinh chúng ta.
Nhà khoa học Việt đầu tiên đoạt giải thưởng VinFuture, chỉ số Đổi mới sáng tạo tăng hạng, AI bùng nổ... là những điểm nhấn khoa học công nghệ Việt Nam 2023.
TP - GS Gurdev Singh Khush (người Mỹ gốc Ấn Độ) và GS Võ Tòng Xuân (người Việt Nam) cùng nhận Giải Đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển. Hai ông có chung một khát vọng là thế giới không còn tình trạng thiếu, đói và nông dân bớt nghèo, đồng thời mong muốn dùng tiền thưởng để phát triển các giống lúa mới.