TPO - Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề giáo, Thu Trang (sinh năm 2004) luôn cảm thấy áp lực phải theo con đường đã được vạch sẵn. Tuy nhiên, đam mê với ngành Báo chí đã thúc đẩy cô bạn dám theo đuổi ước mơ của chính mình.
TPO - Thủ khoa kép Sư phạm Ngữ văn Nguyễn Vũ Linh (sinh năm 2002) vừa nhận bằng khen danh giá vinh danh Thủ khoa đầu ra của Trường Đại học Giáo dục từ Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Linh cho rằng nhiệt huyết và tình cảm của người giáo viên chính là “trang sách” đầu tiên mà học sinh của họ được học.
TPO - Phạm Ánh Dương (sinh năm 2003) là sinh viên năm 3 ngành Báo chí Chất lượng cao Thông tư 23, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Từng là một cô gái e dè, ngại đám đông, xuất thân từ một gia đình tiểu thương ở chợ, nay Dương đã tự tin bước ra khỏi vùng an toàn, rạng rỡ với thành tích học tập và ngoại khóa ấn tượng.
TPO - Thân Thị Tú Anh, cô gái 22 tuổi quê ở Bắc Giang, đã khẳng định mình là một trong những sinh viên xuất sắc và đầy cảm hứng tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Với ước mơ trở thành giáo viên từ thuở nhỏ, Tú Anh đã biến ước mơ thành hiện thực qua những năm tháng nỗ lực và học tập không ngừng.
TPO - Hoàng Ngọc Anh (sinh năm 2004) hiện là sinh viên khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nữ sinh có ước mơ trở thành giáo viên dạy Văn nhiều tâm huyết. Trên con đường tới ước mơ ấy, có khi phải đối mặt với những trạng thái trống rỗng, sợ hãi, mất phương hướng, thì việc tham gia hoạt động tình nguyện, vì cộng đồng đã giúp cô giáo tương lai có thêm nhiều năng lượng tích cực và động lực vượt qua.
TPO - Nguyễn Thị Giang là sinh viên năm cuối ngành Sư phạm Địa lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. “Cô giáo” trẻ là gương mặt sinh viên ưu tú của trường, sở hữu thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động Đoàn - Hội.
TPO - Với trái tim tràn đầy nhiệt huyết cùng lòng yêu nghề mãnh liệt, cô Vũ Hoài Phương - giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã ươm mầm cho bao thế hệ học trò, biến họ thành những "bông hoa tri thức" tỏa hương thơm ngát tô điểm cho cuộc đời.
TPO - Thân Thị Vân Anh (sinh năm 2003) đang là sinh viên lớp Chất lượng cao Khóa 71, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Theo Vân Anh, tuổi trẻ sẽ thật thiếu nếu không có những trải nghiệm. Trải nghiệm là điều mà cuộc đời ưu ái cho giới trẻ; là con đường mà chỉ cần đi qua - dẫu suôn sẻ hay chân đầy sỏi đá thì ta cũng sẽ học được một điều gì đó. Một điều mà ta có thể nhận ra ngay tức khắc, nhưng cũng có thể là sau một khoảng thời gian đủ lâu để tự ngẫm.
TPO - Ngay sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng xuất sắc, cô Mai Thị Lệ Huyền đã lựa chọn quay về Trường Trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Quảng Nam để cống hiến sức trẻ của mình.
TP - Cô Lê Thị Na Sa, giáo viên Trường Tiểu học Nghĩa Dũng, quận Ba Đình, Hà Nội, là một trong 41 giáo viên được Sở GD&ĐT Hà Nội xét tặng giải thưởng nhà giáo tâm huyết, sáng tạo năm 2023. Cô trăn trở, phải có chính sách thu hút người trẻ giỏi theo ngành sư phạm, đặc biệt trong bối cảnh hàng nghìn nhà giáo rời bỏ ngành.
TPO - Nguyễn Văn Quốc Khánh (20 tuổi) là sinh viên năm thứ 3, khóa 71, khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong khi các bạn cùng trang lứa ở nhiều địa phương có xu hướng lựa chọn những ngành nghề đã và đang được cho là thịnh hành, phù hợp với thời đại công nghệ 4.0, Quốc Khánh dành riêng cho mình tình yêu với nghề Sư phạm để tiếp bước truyền thống gia đình.
TPO - Nguyễn Thế Anh đang là sinh viên năm thứ 3, khoa Công nghệ thông tin, chuyên ngành Sư phạm Tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Được biết đến là nam sinh có nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và năng nổ trong các hoạt động Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên, nhưng ít ai biết rằng đã có khoảng thời gian Thế Anh sống sự chán chường vì không đỗ vào ngôi trường mơ ước.
TPO - UBND TP. Hà Nội đề xuất mức hỗ trợ một lần đối với nhà giáo được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân" là 20 triệu đồng; đối với “Nhà giáo Ưu tú” là 15 triệu đồng. Thời gian thực hiện được bắt đầu từ năm 2023 do kinh phí thành phố đảm bảo.
TPO - Hình ảnh người thầy tóc bạc trắng ngồi trên bục giảng, liên tục lau những giọt nước mắt, bên dưới các học trò đang đồng thanh bài hát chia tay trong tiết học cuối cùng, khiến nhiều người xúc động.
Ngày 8/3 vừa qua, cô giáo Đào Thị Hồng Quyên là giáo viên Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng POR – Tỏa sáng sức mạnh tri thức, thông qua đề cử trực tiếp từ UNICEF.
TPO - “Giảng viên có tâm”, “nhiệt huyết”, “luôn lan tỏa năng lượng tích cực” là những cụm từ thường xuyên được các bạn sinh viên Học viện Ngoại giao sử dụng mỗi khi nhắc đến thầy Nguyễn Đồng Anh. Với kinh nghiệm phong phú ở lĩnh vực báo chí đối ngoại, truyền thông quốc tế và ngoại giao số của Việt Nam, mỗi bài giảng, bài tập thầy giao đều mang tính thực tiễn cao và được sinh viên yêu thích.
TPO - Diệu Thảo chạm ngõ điện ảnh với vai diễn đầu tay trong phim “Phía trước là bầu trời”. Diễn xuất được đánh giá cao nhưng cô không theo con đường diễn viên chuyên nghiệp mà tiếp tục gắn bó với âm nhạc, kiên định với ước mơ trở thành giáo viên dạy đàn tỳ bà.
TPO - Nguyễn Thanh Huyền là sinh viên năm 4 chuyên ngành Truyền thông Marketing, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Vì học Truyền thông nhưng yêu thích nghề MC nên trong những năm vừa qua Huyền đều tìm kiếm những cơ hội để được thử sức ở cả 2 lĩnh vực này. Nhưng cơ duyên và sự nỗ lực, chăm chỉ và nhiệt huyết đã giúp Huyền gắn bó với nghề giảng dạy. Vượt qua mọi khó khăn, luôn cố gắng nỗ lực để đạt được ước mơ, Huyền đã trở thành một giáo viên, chuyên gia đào tạo về giọng nói và kỹ năng.
TPO - Nguyễn Văn Cảnh hiện đang là sinh viên năm cuối khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Theo đuổi và trở thành gia sư đến nay đã được hơn 4 năm, Nguyễn Cảnh đã ‘chắp cánh’ thành công cho nhiều thế hệ học sinh bước vào Đại học. Là một thầy giáo Ngữ văn tương lai, cậu bạn mong muốn sẽ trở thành người "truyền lửa" và đem lại niềm yêu thích môn Ngữ văn đến với các bạn học sinh.
TPO - Nguyễn Bá Phương Anh là cô giáo 9X sở hữu nhan sắc xinh đẹp cùng dáng vóc nổi bật. Cô từng là sinh viên Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội và sau khi tốt nghiệp thì giảng dạy ở cấp bậc tiểu học. Tình yêu với nghề khiến cô giáo trẻ vượt qua nhiều thử thách khó khăn và vững tâm xây dựng thương hiệu cá nhân để trở thành một giáo viên dạy giỏi, được học sinh yêu quý.
TPO - Theo Bộ GD&ĐT, bình quân cứ 100 giáo viên lại có 1 người bỏ việc. Điều này khiến không ít sinh viên sư phạm trăn trở về vấn đề việc làm trong tương lai.
TPO - Dịch COVID-19 “tràn” tới như những “đợt sóng”, khiến việc giảng dạy của người làm nghề giáo phải liên tục thay đổi. Trong những ngày học online, giáo viên và học trò đều bồi hồi nhớ về thời gian còn được đến trường và mong về một bình thường mới sắp tới cho ngành giáo dục. Với cô giáo Ngọc Anh: “Hạnh phúc là khi nhìn thấy học sinh của mình khỏe mạnh và vui vẻ tới trường”.
TPO - Phạm Ngô Hương Ly, hiện đang là giáo viên trường Tiểu học Đông Ngạc A - Hà Nội, và cũng đang trong quá trình ôn luyện để thi lên Thạc sĩ tại trường Đại học Thủ Đô. Cô giáo thuộc thế hệ 9X xinh đẹp, duyên dáng, mang bên mình tâm niệm về một sứ mệnh dành cho giáo dục.
TPO - Dương Hoài Thương là sinh viên năm 3 ngành Sư phạm Toán Chất lượng cao – Trường Sư phạm - Trường Đại học Vinh. Thương được sinh ra trong một gia đình có truyền thống giáo dục, ông nội và bố đều là giáo viên nên từ nhỏ Hoài Thương đã luôn có một niềm đam mê lớn với nghề dạy học . Vào năm nhất đại học, Thương may mắn được là sinh viên duy nhất phát biểu trong lễ kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Khoa Toán – 60 năm ngày thành lập Trường.
TPO - Với sự tâm huyết và những phương pháp dạy sáng tạo của mình, tỉ lệ học sinh đỗ vào những trường đại học top đầu của cô giáo tiếng Anh Nguyễn Minh Tú hàng năm đều rất cao. Đặc biệt là trong khóa 2003, trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi, có đến 90% học sinh của cô đạt điểm 9, 10.
TPO - Nguyễn Phan Tiến, hay còn gọi là thầy Tiến Toán, là một trong những cái tên quen thuộc với hàng ngàn học sinh trên toàn quốc. Với kinh nghiệm nhiều năm ôn luyện thi THPT Quốc gia cho các khối lớp 10, 11, 12, anh luôn tìm tòi và cập nhật các phương pháp giảng dạy và học tập hiệu quả nhằm giúp học sinh nắm kiến thức một cách vững vàng nhất, sẵn sàng cho kỳ thi quan trọng của mình.
TPO - Trần Thị Minh Hương là giảng viên môn hóa tại trường Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Bình Dương. Cảm thương cho người chú bán ổi vào ngày mưa tầm tã tháng 5, cô giáo vô tình ghi lại, đã khiến cộng đồng mạng trực trào nước mắt, nhớ về ba mẹ.
TPO - Sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp, cô giáo trẻ Lê Minh Quỳnh được học sinh yêu mến gọi là “cô giáo hot girl”, “cô giáo 1m72”. Đối với cô gái này, dạy học vừa là đam mê vừa là ước mơ từ thuở nhỏ.
TP - Nếu muốn có một cuộc sống đủ đầy, nhàn nhã thì có lẽ không nên chọn nghề giáo. Nhất lại là giáo viên vùng sâu vùng xa hoặc dạy trẻ khuyết tật. Vì ở những nơi đó, chỉ tình yêu nghề mới có thể giúp mỗi người trụ lại và vượt qua được khó khăn.