TP - Sở Xây dựng Hà Nội đã kiến nghị UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh giấy phép nâng cấp công suất khai thác nước dưới đất cho bãi giếng Mai Dịch. Cùng với nguồn nước ngầm dự phòng sẽ cung cấp thêm cho thành phố khoảng 100.000m3/ngđ để phục vụ người dân cao điểm nắng nóng năm nay.
TP - Theo cơ quan chức năng, nguồn cung nước sạch của Hà Nội năm nay vẫn không được bổ sung sẽ khiến nhiều khu vực tại Hà Nội nguy cơ mất nước cao điểm hè năm 2024.
TPO - Theo Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Mai Công Quyền, liên ngành thành phố đang xây dựng phương án điều chỉnh giá nước sạch, có thể từ đầu năm 2023.
TP - Tại phiên chất vấn của HĐND thành phố Hà Nội mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đề nghị Giám đốc Sở Tài chính nghiêm túc rút kinh nghiệm khi khiến dư luận hiểu nhầm người dân phải chịu lãi vay của doanh nghiệp hơn 2.000 đồng/m3 giá nước. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tính lãi vay vào giá là chuyện hoàn toàn bình thường.
TPO - Dù đã có đề án nghiên cứu từ đầu những năm 2000, dự kiến hoàn thành năm 2018, nhưng tới nay nhà máy nước mặt sông Hồng (xã Liên Hồng, Đan Phượng, Hà Nội) đang ngổn ngang mặt bằng và chưa biết bao giờ hoàn thành.
TPO - Cùng với nhà máy nước mặt sông Đuống, Cty Aqua One của bà Đỗ Thị Kim Liên đang được giao làm nhà máy nước mặt sông Đà tại Hòa Bình – Xuân Mai, cung cấp nước cho nhiều quận, huyện ở Hà Nội.
TPO - Những ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên), Chủ tịch Tập đoàn Aqua One kiêm Chủ tịch Công ty Nước mặt Sông Đuống tập golf trong Nhà máy nước mặt Sông Đuống. Đáng nói, bóng golf được đánh thẳng xuống hồ sơ lắng.
TPO - Thay vì phục vụ các vùng “trắng” nước sạch của thành phố theo quy hoạch, đơn vị cung cấp nước sạch sông Đuống lại “thỏa thuận ngầm” để bán nước cho các khu vực chung cư - vốn đang ổn định theo mạng của thành phố.
TPO - Cả 2 đơn vị “phải mua” nước từ Công ty sông Đuống đều cho rằng không đủ nguồn lực tài chính để mua nước. Đồng thời đề xuất UBND thành phố Hà Nội có phương án bù lỗ với số lượng nước mua từ Nhà máy nước mặt sông Đuống.
TPO - Thành phố Hà Nội đã phê duyệt chủ trương giao Cty cổ phần nước sạch Tây Hà Nội đầu tư dự án xây dựng hệ thống nước sạch cho 8 xã (Trung Châu, Thọ An, Thọ Xuân, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung) và vùng phụ cận huyện Đan Phượng.
TPO - Sau một số sự cố về nước sạch vừa qua, để dư luận bạn đọc hiểu rõ và được cung cấp đầy đủ thông tin hơn về quy hoạch, phân vùng cũng như quá trình sản xuất, cung cấp nước sạch tại Hà Nội hiện nay; cùng với đó là các biện pháp để đảm bảo an ninh nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho người dân Thủ đô, Báo Tiền Phong tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Giải pháp nào đảm bảo an ninh nguồn nước sạch tại Hà Nội?”.
TPO - Đêm 28/10, đầu đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thụy, quận Long Biên), đối diện Trung tâm thương mại Savico MegaMall xảy ra sự cố dò rỉ nước từ đường ống. Tuy nhiên, không đơn vị cấp nước sạch nào nhận đường ống này là của mình.
TPO - Đến chiều nay 16/10, Công ty CP Viwaco mua lại nước sạch của Cty CP Đầu tư nước sạch sông Đà đã chuyển nguồn nước sông Đuống để bổ sung nước cho người dân.
TP - Hà Nội phấn đấu đến năm 2020 phủ sóng nước sạch theo tiêu chuẩn nước đô thị đến toàn bộ khu vực nông thôn. Tuy nhiên, cho đến nay, 6/2019, vẫn còn quá nhiều khó khăn trong việc đạt được mục tiêu đó.
TPO - Sau thời gian tranh cãi về việc cấp nước sạch cho 6 tòa nhà tại khu đô thị Đại Thanh (Thanh Trì, Hà Nội), chủ đầu tư đã đồng ý chưa thay thế đơn vị cung cấp nước và chỉ thay đổi nhà cung cấp khi không đủ nước sạch và được sự đồng ý của cư dân.
TPO - Dù khẳng định nguồn nước năm nay khá dồi dào, nhưng mạng lưới đường ống chưa đáp ứng nên có những khu vực cuối nguồn, địa hình cao sẽ vẫn gặp khó khăn về nước sinh hoạt.