TPO - Ông Yamashita Shinichiro - Ủy viên hội đồng về Di sản Văn hóa, Tổng Cục Văn hóa Nhật Bản - chia sẻ rất hài lòng kết quả dự án trùng tu di tích Chùa Cầu Hội An. Những ý kiến về màu sắc Chùa Cầu sau trùng tu “trông quá mới và hiện đại”, ông cho rằng điều này không cần quá lo lắng.
TPO - Tại Lễ khánh thành Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu chiều 3/8, Chủ tịch UBND thành phố Hội An Nguyễn Văn Sơn khẳng định dự án đã đạt được những thành quả tốt đẹp như mong đợi, bảo tồn tối đa các giá trị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa của di tích, đáp ứng sự mong đợi của những ai yêu mến và trân quý công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt này.
TPO - Giữa ồn ào về diện mạo mới của Chùa Cầu sau trùng tu, rất đông du khách vẫn đổ về tham quan, check-in tại di tích. Chiều nay (31/7), có thời điểm điểm du lịch này chật kín người check-in.
TPO - Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều ý trái chiều về “diện mạo” mới của Chùa Cầu (Hội An) sau gần hai năm trùng tu. Nhiều netizen cho rằng di tích Chùa Cầu sau khi sửa chữa trông "quá mới", không còn giữ được nét cổ kính và đặc trưng của di tích này.
TPO - Ngày 30/7 lực lượng chuyên môn tiến hành quét vôi lớp vôi thứ 2 lên thành Chùa Cầu. Giám đốc Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hoá Hội An khẳng định việc quét lớp vôi thứ 2 được tiến hành theo quy trình, khẳng định không sơn lại màu Chùa Cầu.
TPO - Theo ông Nguyễn Thanh Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, việc trùng tu Chùa Cầu Hội An vừa là để giữ gìn một di tích trong quần thể Di tích quốc gia đặc biệt Đô thị cổ Hội An, vừa đảm bảo cơ sở tốt nhất để phục vụ du khách.
TPO - Di tích Chùa Cầu (Hội An) gây tranh cãi khi khoác lên chiếc áo mới tươi sáng, màu sắc, không mang vẻ hoài niệm. Trước đó nhiều di tích, công trình kiến trúc gây xôn xao sau khi trùng tu.
TPO - Trước những ý kiến trái chiều về diện mạo di tích Chùa Cầu Hội An sau khi trùng tu, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Quảng Nam Nguyễn Thanh Hồng lên tiếng.
TPO - Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, công trình trùng tu di tích Chùa Cầu Hội An là mô hình mẫu đáng được học tập. Công trình sau trùng tu giữ được nguyên gốc của di tích, tạo được thẩm mỹ đẹp và bền vững cho Chùa Cầu, làm gia tăng giá trị cho phố cổ Hội An.
TPO - Chủ tịch thành phố Hội An khẳng định đánh giá tổng quan thì việc trùng tu di tích Chùa Cầu thực hiện đúng hồ sơ giấy phép, đảm bảo nguyên tắc trùng tu. Lần đại trùng tu này đem đến sự vững bền cho di tích, đó là điều quan trọng nhất, và giữ được các yếu tố gốc tối đa nhất. Tuy nhiên, những ý kiến về vấn đề màu sắc di tích sẽ tiếp tục nghiên cứu, trong thời gian từ nay đến ngày 3/8 (lễ khánh thành), có thể pha lại màu sắc như thế nào cho ít thay đổi nhất”, ông Sơn nói.
TPO - Sau 1 năm rưỡi tiến hành tu bổ, đến nay di tích Chùa Cầu ở Hội An dần lộ diện sau khi cơ quan chức năng tiến hành tháo dỡ toàn bộ phần nhà bao che bằng khung sắt và mái tôn.
TPO - Khác với tình trạng đông đúc, tấp nập vào ngày thường, tình trạng giao thông thường giảm bớt áp lực trong những ngày đầu xuân. Tuy nhiên, một số tài xế chủ quan khi di chuyển tại thời điểm này. Do đó, dưới đây là những lưu ý giúp các bác tài sẽ cẩn trọng hơn khi lái xe đường dài dịp nghỉ lễ.
TPO - Không quản trời mưa lạnh, chàng trai Trần Ngọc Linh, 32 tuổi (trú ở Hội An) chạy hơn 30 km từ xã Cẩm Kim (TP Hội An) ra quận Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) để cầu hôn vợ tương lai của mình.
TPO - Chùa Cầu là công trình kiến trúc cổ dạng cầu, nối giữa phố Trần Phú và phố Nguyễn Thị Minh Khai nằm trong khu phố cổ Hội An (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam), bắc qua một con lạch nhỏ thông ra sông Hoài. Cầu ban đầu được khởi dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16.
TP - Cần chống sốc cho cộng đồng. Đó là ý kiến của bà Phạm Thị Thanh Hường - Trưởng ban Khoa học văn hóa (Văn phòng UNESCO tại Việt Nam) khi phương án hạ giải di tích Chùa Cầu để trùng tu được đưa ra.
TP - Tại hội thảo quốc tế về trùng tu Chùa Cầu do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 16/8, đa số các ý kiến thống nhất việc tu bổ Chùa Cầu theo phương án hạ giải (tháo dỡ) toàn bộ. Hội thảo thu hút sự tham gia của 120 chuyên gia, nhà quản lý trong và ngoài nước.
TPO – Chĩnh chiện bắc qua con lạch nhỏ nối với sông Hoài hơn bốn thế kỷ, chùa Cầu – kiến trúc độc đáo mang dáng dấp văn hóa xứ Phù Tang (Nhật Bản) từ lâu trở thành linh hồn của phố cổ Hội An.