TPO - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các ngành chức năng tỉnh Đồng Nai đề xuất phương án nắn tuyến đường dự án ven sông Đồng Nai để bảo tồn ngôi biệt thự cổ 100 tuổi.
TPO - Sở Xây dựng Đồng Nai đề xuất 4 phương án để bảo tồn biệt thự cổ Võ Hà Thanh bao gồm di dời biệt thự cổ, nắn tuyến đường ven sông, tạo vòng xuyến quảng trường bao quanh biệt thự cổ và tạo giao thông khác cote, kết hợp đảo hoa viên bao quanh biệt thự cổ.
TPO - Biệt thự cổ Đốc phủ Võ Hà Thanh còn gọi là “nhà lầu ông Phủ” có tuổi đời 100 năm đang nằm trong diện phải giải tỏa để thực hiện Dự án đường ven sông Đồng Nai. Biệt thự này từng là bối cảnh của bộ phim nổi tiếng một thời "Người đẹp Tây Đô".
Ngôi biệt thự cổ “nhà lầu ông Phủ” ven sông Đồng Nai tròn 100 tuổi đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ khiến dư luận tiếc nuối. Cơ quan chức năng TP Biên Hòa định giá bồi thường ngôi biệt thự cổ này số tiền 5,4 tỉ đồng.
TPO - Sở Xây dựng TP Hải Phòng vừa có công văn đề nghị UBND quận Hồng Bàng chủ trì kiểm tra, đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc xây dựng công trình mới liền kề và cải tạo biệt thự cổ hơn 70 năm tại số 88-90 Điện Biên Phủ về nguy cơ gây mất an toàn khiến nhiều hộ dân phản ánh, kiến nghị.
TPO - Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam khánh thành trụ sở mới tại địa chỉ cũ, số 51 Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Công trình xây mới và trùng tu, cải tạo ngôi biệt thự trăm năm tuổi được khởi công từ tháng 3/2022.
TPO - Bà Trương Mỹ Lan mong được giữ lại biệt thự cổ 700 tỷ đồng; Tin mới vụ nữ công nhân bị giết, phân xác ngày 29 Tết; Sở Giáo dục TPHCM đề xuất thay đổi tuyển sinh vào lớp 10; Lập hội đồng thẩm định giá trị từng xe vụ cháy 200 xe máy ở trụ sở công an... là những tin tức phương Nam đáng chú ý tuần qua.
TPO - Biệt thự cổ số 01 Pasteur là công trình với lối kiến trúc art-deco duy nhất ở Đà Nẵng vừa được cải tạo xong. Hiện, tòa nhà là trụ sở của Hội LHPN TP Đà Nẵng. Công trình này vốn là biệt thự của một công chức thời Pháp thuộc, với kiến trúc độc đáo, hiếm có còn sót lại.
TPO - Một ngôi biệt thự cổ thời Pháp thuộc hơn 100 năm tuổi từng được TP. Huế thông qua chủ trương di dời đến nơi mới để phục vụ công tác bảo tồn, phát huy giá trị. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm, việc di dời vẫn “án binh bất động”, công trình cổ càng trở nên xuống cấp, hoang phế.
TPO - Trong số 177 bộ phim tham dự Liên hoan phim lần thứ XXIII có hơn 30 phim lấy bối cảnh tại TP Đà Lạt với cảnh sắc thơ mộng, ấn tượng, thu hút sự quan tâm của công chúng.
TPO - Sau khi nhiều cơ quan cấp tỉnh tại TT-Huế nằm dọc trục đường Lê Lợi (TP Huế) lần lượt di dời tới nơi làm việc mới, hơn một năm nay, hàng loạt công trình trụ sở cũ trên trục “đất vàng” ven bờ nam sông Hương rơi vào cảnh bỏ hoang, nhếch nhác, gây lãng phí công sản.
TPO - Bản tin truyền hình 11:11 của Báo điện tử Tiền Phong được cập nhật vào 11h11' hằng ngày trên mục Video, cung cấp những thông tin thời sự đáng chú ý trong nước và quốc tế. Bản tin cũng được phát đồng thời trên kênh Fanpage, YouTube và Tiktok của Báo Tiền Phong.
TPO - “Hiện tại, các chuyên gia đang quét thử nghiệm một số màu vôi để lựa chọn ra màu vôi theo đúng màu gốc nhằm đảm bảo tính chân xác tối đa cho công trình. Màu vôi tường hiện nay chưa phải là màu chính thức của công trình”, quận Hoàn Kiếm nêu về việc bảo tồn biệt thự 49 Trần Hưng Đạo.
TPO - Thành phố Hà Nội sẽ quét scan các tài liệu, thiết lập hồ sơ đối với 1.216 biệt thự, đồng thời số hoá, tạo lập hình ảnh 3D đối với 222 biệt thự thuộc nhóm 1, hướng tới việc quản lý, bảo tồn.
TP - Thành phố Hà Nội là một di sản đô thị, với khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, khu Phố cổ, khu phố cũ (còn gọi là khu phố Pháp), khu vực ngoài đê sông Hồng. Khu phố cũ có một vị trí chiến lược trong thành phố Hà Nội bởi đó là không gian kết nối giữa nhiều khu khác nhau với những nét đặc trưng riêng.
TP - Để bảo tồn hàng nghìn biệt thự Pháp, cùng đảm bảo an sinh cho hàng trăm hộ dân đang sinh sống trong đó, các chuyên gia cho rằng: Cần hài hòa giữa bảo tồn với cuộc sống của người dân. Phải có hướng dẫn chi tiết cho từng khu vực bảo tồn…
TP - Kế hoạch đến năm 2025, Hà Nội sẽ cải tạo 30 biệt thự cổ bằng nguồn vốn ngân sách. Thế nhưng, hàng trăm biệt thự thuộc diện tư nhân sở hữu hoặc đa sở hữu vẫn đang biến dạng từng ngày, chưa có hướng giải pháp xử lý.
TPO - Thành phố Hà Nội cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện bán 600 biệt thự cũ thuộc danh mục được bán, thuộc sở hữu nhà nước, đang bán dở dang, theo đúng quy định của pháp luật, nhằm tạo nguồn vốn để thực hiện việc cải tạo, chỉnh trang, tái thiết khu nội đô lịch sử đối với các công trình nhà cổ, biệt thự cũ, các công trình kiến trúc khác.
TPO - Theo quy định của thành phố Hà Nội, tất cả các nhà biệt thự thuộc danh mục quản lý (bao gồm cả biệt thự thuộc sở hữu của nhà nước, của các tổ chức, của hộ gia đình, cá nhân) không được tự ý phá dỡ.
TPO - Những ngôi biệt thự cổ, công trình kiến trúc Pháp cổ nằm ở vị trí đắc địa giữa Thủ đô thời gian qua bị “xóa sổ”, nhường chỗ cho những tòa cao ốc, những dự án bất động sản nghìn tỷ gây xôn xao dư luận.
TPO - Sau khi chuyển thành đất thực hiện dự án khu phức hợp khách sạn và dịch vụ thương mại tại số 26 Lê Lợi (TP Huế), chính quyền tỉnh TT-Huế có chủ trương giữ lại ngôi biệt thự cổ theo kiến trúc Pháp độc đáo từng tồn tại hơn 100 năm ở đây, bằng cách thuê "thần đèn" di dời công trình sang một vị trí khác ven sông Hương.
"Con gà khỏa thân" có da dẻ hồng hào, thịt chắc, thân ít lông trọng lượng 3,3 kg, thích ăn trái cây, đặc biệt là sầu riêng, chơi trên long sàng và tắm nắng...Đó là vô số những điểm thú vị của chú gà có nguồn gốc từ Peru, được một chàng trai 8X ở cồn Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ nuôi nấng, chăm sóc...
Khi Hà Nội vắng, kiến trúc những ngôi nhà cổ có cơ hội được phô bày vẻ đẹp cổ điển mà không bị ảnh hưởng bởi hàng quán che khuất, hay bị phân tâm bởi các phương tiện giao thông đông đúc.
TPO - Hà Nội cho biết sẽ xây dựng cơ chế thí điểm mua lại biệt thự, thực hiện việc giải phóng mặt bằng tái định cư các hộ dân để bảo tồn, tôn tạo các biệt thự có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, văn hóa, lịch sử.
TPO - Ngôi biệt thự cổ (nhóm 2) thuộc trạm phát sóng Bạch Mai tại số 10 Đại La (quận Hai Bà Trưng) chính thức bị phá bỏ để phục vụ dự án đường trên cao Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở.
TPO - UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu trong thời gian xây dựng danh mục, Sở Xây dựng, UBND các quận huyện tạm dừng xem xét cấp phép phá dỡ, cải tạo, sửa chữa các công trình biệt thự, các công trình nhà cổ, công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn thành phố.
TP - Khó khăn về kinh tế và thủ tục tu sửa rườm rà khiến nhiều chủ nhân các biệt thự cổ đành ngậm ngùi rao bán gia sản nhiều đời của gia tộc hoặc bất lực nhìn chúng xuống cấp.
TPO - UBND quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) yêu cầu Công ty CP Xây dựng thương mại dịch vụ Văn hóa khôi phục nguyên trạng ngôi nhà 1 tầng thuộc cụm công trình Trạm phát sóng Bạch Mai do đã tự ý tháo dỡ khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép.