Số phận 7 cây sưa ‘bạc tỷ’ chết khô trên đường Nguyễn Văn Huyên ra sao?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sau một thời gian kiểm tra, thẩm định đánh giá, đại diện quản lý và chăm sóc hàng cây liên quan đến dự án xây dựng nút giao cầu vượt tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên xác nhận 7 cây sưa đỏ quý đã bị chết.

Liên quan đến việc nhiều cây sưa đỏ ở hàng cây trên đường Nguyễn Văn Huyên không có dấu hiệu hồi sinh sau 9 tháng di dời phục vụ, thực hiện dự án cầu vượt nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội), ông Ma Kiên Ngọc, giám đốc Công ty tư vấn thương mại Thành Công Xanh xác nhận đã có 7 cây sưa đỏ đã chết do yếu tố khách quan.

Ông Ngọc cho biết thêm, những cây sưa quý chết này được dịch chuyển lùi vào trong để phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Văn Huyên có đường kính khoảng 20-25cm. “Đơn vị vẫn chăm sóc và duy trì hàng cây, việc cây chết là ngoài ý muốn, do yếu tố khách quan”, ông Ngọc nói.

Số phận 7 cây sưa ‘bạc tỷ’ chết khô trên đường Nguyễn Văn Huyên ra sao? ảnh 1 7 cây sưa đỏ được xác nhận đã chết trên đường Nguyễn Văn Huyên sau khi được dịch chuyển vào trong.
Số phận 7 cây sưa ‘bạc tỷ’ chết khô trên đường Nguyễn Văn Huyên ra sao? ảnh 2 Hiện trạng 7 cây này còn trơ nguyên 1 khúc gỗ.
Số phận 7 cây sưa ‘bạc tỷ’ chết khô trên đường Nguyễn Văn Huyên ra sao? ảnh 3 Hàng cây sưa đỏ trồng trên vỉa hè đã có dấu hiệu khô héo, mục nát, trơ trụi lá và không còn khả năng sinh trưởng - Ảnh: Trọng Tài
Số phận 7 cây sưa ‘bạc tỷ’ chết khô trên đường Nguyễn Văn Huyên ra sao? ảnh 4 Cành xơ xác, trơ trụi không có một bóng lá.
Số phận 7 cây sưa ‘bạc tỷ’ chết khô trên đường Nguyễn Văn Huyên ra sao? ảnh 5 Hàng cây héo úa chết dần sau khi dịch chuyển lùi vào phục vụ dự án thi công cầu vượt Nguyễn Văn Huyên.
Số phận 7 cây sưa ‘bạc tỷ’ chết khô trên đường Nguyễn Văn Huyên ra sao? ảnh 6 "Từ ngày dịch vào trong cây bắt đầu héo úa, thời điểm dịch chuyển nắng nóng nên cây nhanh chết hơn. Lúc đấy không có ai chăm sóc, sau đó có chữa thì cũng không kịp. Để trồng một cây to như này không hề dễ, hơn nữa nó còn có giá trị mà để chết thì thật phí", ông L.T.H (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết.
Số phận 7 cây sưa ‘bạc tỷ’ chết khô trên đường Nguyễn Văn Huyên ra sao? ảnh 7 Những gốc sưa đỏ quý hiếm đang chết khô, nứt toác - Ảnh: Trọng Tài

Sau khi chuyển hàng cây đến vị trí mới, nhiều cây có dấu hiệu khô héo, không ra lá, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.Hà Nội kiểm tra nhiều đợt và kết luận có 7 cây sưa đỏ đã chết, 25 còn lại cây sinh trưởng ổn định.

Theo đó, Sở Xây dựng có văn bản ngày 1/2/2021 báo cáo UBND thành phố về việc giải quyết đề nghị của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.Hà Nội về việc chăm sóc cây sưa.

Cụ thể, giao Ban QLDA phối hợp cơ quan chức năng tổ chức giám định mẫu vật để xác định chủng loại gỗ; trường hợp cơ quan xác định là cây gỗ quý hiếm giao cho Sở Xây dựng cấp giấy phép chặt hạ các cây gỗ quý hiếp và phối hợp đơn vị chức năng của Sở Xây dựng để đo đạc, thu hồi về kho của Công ty TNHH MTV công viên cây xanh bảo quản để thực hiện bán đấu giá theo quy định đối với cây bị chết.

Đối với cây bị chết trồng thay thế, ban QLDA phối hợp với nhà thầu thi công trồng thay thế bằng cây Giáng Hương để đồng bộ với hiện trạng cây sưa sau khi dịch chuyển.

Số phận 7 cây sưa ‘bạc tỷ’ chết khô trên đường Nguyễn Văn Huyên ra sao? ảnh 8 Các lớp vỏ đã bong tróc.
Số phận 7 cây sưa ‘bạc tỷ’ chết khô trên đường Nguyễn Văn Huyên ra sao? ảnh 9 Mỗi cây sưa đỏ ở đây có giá trị lên đến hàng tỷ đồng.
Số phận 7 cây sưa ‘bạc tỷ’ chết khô trên đường Nguyễn Văn Huyên ra sao? ảnh 10
Số phận 7 cây sưa ‘bạc tỷ’ chết khô trên đường Nguyễn Văn Huyên ra sao? ảnh 11 Nhiều lần cây được truyền dịch, kích rễ nhưng vẫn vô phương cứu chữa.
Số phận 7 cây sưa ‘bạc tỷ’ chết khô trên đường Nguyễn Văn Huyên ra sao? ảnh 12  
Số phận 7 cây sưa ‘bạc tỷ’ chết khô trên đường Nguyễn Văn Huyên ra sao? ảnh 13 Thân gỗ có giá trị sẽ được kiểm định, cất kho và bán đấu giá.
Số phận 7 cây sưa ‘bạc tỷ’ chết khô trên đường Nguyễn Văn Huyên ra sao? ảnh 14 Cây chết sẽ được thay thế bằng cây giáng hương.
Số phận 7 cây sưa ‘bạc tỷ’ chết khô trên đường Nguyễn Văn Huyên ra sao? ảnh 15

 Trong khi khu vực trước gầm cầu vượt Nguyễn Văn Huyên hàng chục cây sưa đỏ vẫn phát triển bình thường - Trọng Tài

Trước đó, để phục vụ, thực hiện dự án cầu vượt nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội), đơn vị thi công đã dịch chuyển 34 cây sưa đỏ lùi vào trong so với vị trí ban đầu. Đồng thời tổ chức cắt cành, tỉa ngọn đảm bảo cây sinh trưởng tốt, hợp mỹ quan sau khi di chuyển.

Ngoài ra, để bảo vệ cây sưa đỏ khỏi trộm cắp, đơn vị cho lắp đặt, nhiều lớp hàng rào sắt xung quanh từ gốc đến thân từng cây một, đồng thời lắp đặt hệ thống camera, cắt cử bảo vệ trông coi đêm đề phòng trộm cắp.

 Tuy nhiên, sau khi di dời vào trong, nhiều cây sưa đỏ trong 34 cây có dấu hiệu héo úa, trụi lá, dần chết khô. Ngay sau đó, đơn vị thi công bố trí người tưới nước 2 lần/ngày và bơm thuốc kích rễ mỗi tuần 1 lần, 8 cây được truyền dịch vào thân để "cấp cứu".

 Sau nhiều tháng di dời, mặc dù dùng nhiều phương pháp cứu chữa nhưng hàng cây không có dấu hiệu "hồi sinh". Được biết, các cây này đều có tuổi đời khoảng 20 năm, giá trị lên đến hàng tỷ đồng/cây.

MỚI - NÓNG