Nằm cạnh Hồ Hoàn Kiếm, những cửa hàng mặt tiền triệu đô hướng hồ cũng bỏ không, gỡ biển hiệu kinh doanh
Một cửa hàng mặt tiền lớn nhất phố Hàng Ngang treo biển cho thuê 2 năm chưa có khách. Suốt thời gian không có khách thuê, cửa hàng được trưng dụng làm địa điểm xả hàng quần áo giá rẻ. Trước đó, chủ nhà đã nhiều lần giảm giá thuê tới 30%, cam kết giữ giá 3 năm nhưng vẫn chưa tìm được chủ thuê
Không chỉ mặt tiền lớn, kiot nhỏ cũng tháo chạy, trả nhà vì ế ẩm
Phòng vé, bán tour du lịch khu vực phố cổ gần như đóng cửa hoàn toàn. Nhiều nơi trả mặt bằng gần một năm chưa có khách thuê mới. Nguồn thu chủ yếu dựa vào du khách nước ngoài, du lịch “đóng băng”, phòng vé kiệt quệ đóng cửa. Một số chuyển sang hoạt động online, hướng dẫn viên, điều hành viên chật vật tìm việc mới
Những tuyến phố tập trung nhiều khách sạn như Lò Sũ, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Hàng Bạc, ... vắng khách du lịch, đóng cửa tới quá nửa. Mặt tiền khách sạn trăm tỷ phủ bụi, thành điểm nghỉ chân, nướng ngô của người bán hàng rong
Một số hoạt động cầm chừng, giảm giá tới 70%, cho thuê theo giờ. Giá thuê nguyên đêm có khách sạn chưa tới 200.000 đồng nhưng vẫn không có khách. Nhân viên khách sạn bị cho nghỉ hàng loạt, trông mong được gọi đi làm suốt năm qua
Trên các trang, hội nhóm giao dịch bất động sản. Khách sạn phố cổ rao bán hàng loạt. Một môi giới tên C. cho biết đang nắm trong tay khoảng 30 khách sạn cần bán tại Hà Nội, trong đó, chiếm tới hơn nửa là khách sạn phố cổ. Người này cho biết, nếu không có dịch bệnh, mùa cao điểm, khách sạn “mini” khoảng chục phòng cũng có doanh thu trăm triệu
Khách sạn khoá cửa, ngoại thất không người chăm sóc phủ kín bụi. Môi giới cho biết “khủng” nhất trong số khách sạn cần bán là một địa điểm trên con phố đêm sầm uất, hơn 300m2 rao 300 tỷ. Khách sạn có 40 phòng, hiệu suất cho thuê 12 tỷ/ năm khi không có dịch