SCIC - Nâng cao năng lực vai trò đại diện vốn Nhà nước

Hàng năm SCIC đều đặn tổ chức Hội nghị để lắng nghe tiếng nói và tôn vinh những cá nhân, Người đại diện xuất sắc.
Hàng năm SCIC đều đặn tổ chức Hội nghị để lắng nghe tiếng nói và tôn vinh những cá nhân, Người đại diện xuất sắc.
TP - Không dừng lại trong “vai” một cổ đông đơn thuần, Tổng công ty Ðầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đang chuyển mình. Với mục tiêu bảo toàn, phát triển vốn nhà nước, SCIC đã và đang cho thấy kỹ năng nhuần nhuyễn trong quản trị, sẵn sàng đồng hành để nâng cao giá trị doanh nghiệp, qua đó nâng cao giá trị vốn nhà nước, đảm bảo bán vốn có hiệu quả đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

Tổng công ty Ðầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được thành lập theo Quyết định số 151/2005/QÐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/ 2006, SCIC quản lý danh mục đầu tư gồm các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế như: dịch vụ tài chính, năng lượng, công nghiệp, viễn thông, xây dựng, vận tải, hàng tiêu dùng, y tế, công nghệ thông tin…


Chỉ trong vòng hơn 10 năm, từ chỗ là 1 mô hình hoàn toàn mới, SCIC đã nhanh chóng khẳng định mình với những kết quả đáng ghi nhận.

Không làm lu mờ vai cổ đông Nhà nước

Thống kê, hiện SCIC đang nắm giữ vốn nhà nước tại gần 200 DN. Trong số đó, có những DN SCIC nắm giữ cổ phần chi phối nhưng cũng có những DN mà tỷ lệ nắm giữ cổ phần của SCIC thấp, dưới 30%. Tại các DNNN đã cổ phần hoá, SCIC thường cử Người đại diện phần vốn Nhà nước thay mình. (Trừ một số ít doanh nghiệp lớn quan trọng,  cán bộ SCIC trực tiếp làm Người đại diện còn đa phần, đều được chọn từ chính các lãnh đạo DNNN. Nói về Người đại diện, SCIC thừa nhận:  họ có trách nhiệm lớn hơn, đôi khi tính gương mẫu, hỗ trợ tích cực phải thực hiện nhiều hơn.

“Thông điệp của SCIC hướng tới và gửi đơn Người đại diện đó là sự chuyên nghiệp và năng động trong hoạt động. Hiện, SCIC đang xây dựng một hệ thống Người đại diện đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ, năng lực và phẩm chất…”.

Ông Nguyễn Ðức Chi - Chủ tịch HÐTV SCIC

Khảo sát những DN  đã cổ phần hóa trong đó Nhà nước vẫn còn là cổ đông, đa số cũng đều cho biết họ hài lòng về SCIC hơn so với trước đây khi Người đại diện vốn nhà nước là các cơ quan quản lý trong bộ máy hành chính. So sánh giữa một bên là tư duy quản lý doanh nghiệp ở các bộ chủ quản là an toàn, bảo toàn được vốn nhà nước, với một bên là tư duy quản lý ở SCIC là hiệu quả, rõ ràng DN ủng hộ cơ chế hiệu quả hơn.  

Ðánh giá về vai trò của Người đại diện thời điểm hiện tại, ông Nguyễn Ðức Chi - Chủ tịch HÐQT SCIC cho rằng đa số Người đại diện đang ngày một thay đổi tích cực. 

“Có nhiều Người đại diện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ để SCIC thực sự trở thành cổ đông năng động, đồng hành và xử lý lợi ích của Nhà nước và DN một cách hài hòa. Một số Người đại diện còn chưa thực hiện tốt trách nhiệm, SCIC liên tục chỉ đạo hỗ trợ cập nhật kiến thức nền tảng để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ, chỉ trong những trường hợp cá biệt không thể tiếp tục, SCIC mới tính đến sự thay thế”.

Coi trọng quản trị DN

SCIC - Nâng cao năng lực vai trò đại diện vốn Nhà nước ảnh 1

Ông Nguyễn Ðức Chi - Chủ tịch HÐTV SCIC

Tại Việt Nam, cụm từ quản trị DN không xa lạ nhưng để quản trị tốt, đòi hỏi  kỹ năng và năng lực. Nhìn nhận về khả năng quản trị DN của SCIC, nhiều chuyên gia thừa nhận: cơ chế cổ đông là một tổ chức kinh tế như SCIC tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong điều hành, nhất là trong việc soát xét các báo cáo tài chính, đưa các chuẩn mực quản trị tiên tiến vào DN và khả năng sẵn sàng tham gia tăng vốn khi DN có phương án tăng vốn hiệu quả.  

Ðơn cử, với vai trò là cổ đông nhà nước, chi phối tại Vinaconex, SCIC đã hỗ trợ Vinaconex xây dựng Ðề án tái cấu trúc tổng thể giai đoạn 2009-2015 trên cơ sở ý kiến tư vấn của Credit Suisse – tổ chức tư vấn uy tín nước ngoài trên thế giới. Kết quả, sau 6 năm thực hiện, Vinaconex đã thoái vốn được 48 đơn vị, thu về hơn 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 800 tỷ đồng….Với sự hỗ trợ của SCIC thông qua việc chỉ đạo áp dụng các chính sách hiệu quả về quản lý dòng tiền, quản lý công nợ, quản lý hoạt động đầu tư, Vinaconex thoát khỏi tình trạng mất cân đối tài chính (giảm nợ) và nguy cơ mất khả năng thanh toán.  Cổ tức nâng đều qua từng năm, 4% năm 2013, 6% năm 2014, 7% năm 2015 và dự kiến 8% năm 2016.

Còn tại CTCP Traphaco, từ mức vốn hóa 9,9 tỷ đồng  năm 2009, đến nay vốn hóa của DN đã đạt 4.000 tỷ đồng, đặc biệt tăng trưởng mạnh trong 5 năm gần đây. Vai trò của các cổ đông lớn như SCIC là vô cùng quan trọng theo bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch Traphaco. Chẳng hạn, SCIC (hiện nắm 36,5% vốn) đã ủng hộ  định hướng đầu tư thông qua M&A của Công ty, nhờ vậy, trong 5 năm qua, Traphaco có thêm 6 công ty con, trong đó 3 công ty là do SCIC thoái vốn và Traphaco tham gia đấu thầu để sở hữu chi phối cổ phần của các DN này. 

Hay tại Traphaco, có tới 6/7 thành viên HÐQT không tham gia điều hành, trong đó có 5 nhà đầu tư chuyên nghiệp,  2 thành viên đến từ SCIC, 3 đại diện nước ngoài, bản thân bà Thuận và TGÐ là 2 người gắn bó lâu dài với công ty. Là cổ đông nhà nước, SCIC tích cực tham gia các cuộc họp, đóng góp ý kiến trách nhiệm y như nhà đầu tư ngoại.

Bán vốn- trọng trách lớn

SCIC - Nâng cao năng lực vai trò đại diện vốn Nhà nước ảnh 2

Traphaco là DN dược lớn được SCIC tham gia quản trị rất hiệu quả

Theo chỉ đạo của Chính phủ, tới đây, SCIC sẽ bán vốn khỏi 10 DNNN với giá trị vốn hoá ước khoảng 100.000 tỷ đồng trong đó Vinamilk chiếm 90% khoảng 90.000 tỷ. Bàn về bán vốn, lãnh đạo SCIC khẳng định đang thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính tích cực triển khai việc bán vốn có lộ trình và trên nguyên tắc: vừa có trật tự vừa hiệu quả, đảm bảo sự phát triển ổn định của doanh nghiệp.  

Với VNM, như SCIC đã công bố, sẽ hoàn tất việc bán vốn 9% trong năm 2016 với kỳ vọng thu về mức giá cao nhất có thể cho Nhà nước. Hiện, việc lựa chọn nhà tư vấn đã xong. Dự kiến đến tháng 11 sẽ có mức giá sàn với cổ phiếu của VNM trước khi đưa ra bán. 9 doanh nghiệp còn lại, SCIC đang xây dựng lộ trình cụ thể và báo cáo cấp có thẩm quyền. Quan điểm là có thể bán vốn Nhà nước tại một vài doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2017.

Nói về trách nhiệm, lãnh đạo SCIC từng nhấn mạnh: “Bất kỳ trường hợp nào mà SCIC còn vốn ở đó thì vẫn phải đảm bảo quyền lợi cổ đông Nhà nước, đồng hành cùng DN để DN hoạt động hiệu quả nhất, tuân thủ các quy định của pháp luật. SCIC áp dụng nguyên tắc thị trường tối đa chứ không hành chính”.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.