Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao?

Tháp canh xưa cũ và khu nhà giam theo kiến trúc Pháp này trong khu chứng tích lao Thừa Phủ được bảo tồn, tôn tạo nguyên trạng.
Tháp canh xưa cũ và khu nhà giam theo kiến trúc Pháp này trong khu chứng tích lao Thừa Phủ được bảo tồn, tôn tạo nguyên trạng.
TPO - Chứng tích nhà lao Thừa Phủ (TP Huế) - nơi từng giam giữ nhiều nhà cách mang nổi tiếng, được UBND tỉnh TT-Huế phê duyệt đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử. Đến nay, công tác trùng tu chứng tích sắp hoàn thành, nơi đây sẽ trở thành điểm tham quan, và là địa chỉ giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ.

Theo sử liệu, khu chứng tích nhà lao Thừa Phủ từng là một phần của khu đất thuộc trại Thủy sư (nơi lính thủy binh đóng quân) dưới thời nhà Nguyễn, được thực dân Pháp và chính quyền tay sai biến thành nhà giam chính của phủ Thừa Thiên vào năm 1899. Cái tên lao Thừa Phủ ra đời từ đó. Nhà lao ban đầu có quy mô nhỏ, sau đó được thực dân Pháp, rồi đến đế quốc Mỹ mở rộng theo kiểu nhà tù phương Tây.

 VIDEO: Khám phá chứng tích lao Thừa Phủ "khét tiếng" một thời sau trùng tu. (Thực hiện: Ngọc Văn)
Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao? ảnh 1

Cổng nhà lao Thừa Phủ mở ra đường Lê Lai hiện nay đã được tôn tạo, hai bên là bức tường bê tông cũ giăng rào thép phía trên.

Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao? ảnh 2

Phần trên cổng nhà lao Thừa Phủ nhìn từ bên trong ra. Công trình này được yêu cầu phục hồi nguyên trạng như ban đầu.

Nhà lao Thừa Phủ dưới thời thực dân Pháp và chế độ Sài Gòn là nơi khét tiếng về giam cầm, tra tấn dã man nhiều thế hệ hoạt động cách mạng, thanh niên, trí thức, đồng bào yêu nước. Nơi đây được ví như chốn “địa ngục trần gian”. Nhiều nhà cách mạng nổi tiếng như Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà thơ Tố Hữu… từng bị giam giữ ở đây. Cùng với đó là hàng nghìn anh hùng, chiến sĩ, người dân yêu nước cũng bị giam cầm, tra tấn dưới thời thực dân, đế quốc.

Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao? ảnh 3

Tháp canh và các khu nhà giam hai bên đã được tôn tạo.

Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao? ảnh 4

Khu nhà từng là nơi thực dân Pháp dùng giam giữ nhà thơ Tố Hữu. Công trình này cũng đòi hỏi phải phục hồi nguyên trạng. Hiện, việc tôn tạo công trình đã cơ bản hoàn thành.

Sau giải phóng 1975, “lao Thừa Phủ” được chính quyền cách mạng dùng để giam giữ những người vi phạm pháp luật và duy trì cho tới năm 2010.

Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao? ảnh 5
 
Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao? ảnh 6
 
Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao? ảnh 7

Bên trong khu nhà mà thực dân, đế quốc từng dùng giam giữ nhà thơ Tố Hữu và nhiều chiến sĩ, đồng bào yêu nước.

Sau khi tiến hành các thủ tục bàn giao một phần mặt bằng để thực hiện dự án mở rộng Trung tâm Điều trị theo yêu cầu và Quốc tế - thuộc Bệnh viện Trung ương Huế, “lao Thừa Phủ” do Công an TT-Huế quản lý được di dời đến nơi khác từ 10 năm trước. Một phần khu đất, cùng các công trình xưa cũ là chứng tích một thời của nhà lao nổi tiếng này đã được giữ lại, với tổng diện tích khoảng 1.300m2.

Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao? ảnh 8

Dãy nhà giam hai tầng trong khu chứng tích nhà lao Thừa Phủ được xây dựng dưới thời Mỹ - ngụy.

Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao? ảnh 9

Phía ngoài một phòng giam thuộc khu nhà giam 2 tầng.

Sau đó, UBND tỉnh TT-Huế đã phê duyệt dự án đầu tư bảo tồn và phát huy khu chứng tích lao Thừa Phủ (tại đường Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, TP Huế). Dự án bảo tồn khu chứng tích lao Thừa Phủ đã được triển khai trong giai đoạn 2019-2020. Tổng kinh phí phục vụ bảo tồn khoảng 2,3 tỷ đồng.

Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao? ảnh 10
Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao? ảnh 11

Khu chứng tích được UBND tỉnh TT-Huế phê duyệt đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị từ năm 2015, triển khai trong hai năm 2019-2020.

Theo đó, dự án tiến hành bảo tồn nguyên trạng các hạng mục còn giữ lại như tháp canh, nhà 2 tầng được xây dưới thời Mỹ - ngụy (nơi trưng bày bổ sung chứng tích lao Thừa Phủ); lô cốt, hệ thống tường rào cũ (phía đường Lê Lai); phục hồi nguyên trạng nhà giam đồng chí Tố Hữu và cổng lao Thừa Phủ; xây dựng hệ thống giao thông nội bộ phục vụ khách du lịch…

Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao? ảnh 12
 
Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao? ảnh 13

Lối đi bên trong khu giam giữ của chứng tích nhà lao Thừa Phủ.

Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao? ảnh 14
 
Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao? ảnh 15

Cầu thang lên xuống khu giam giữ được bảo tồn nguyên trạng.

Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao? ảnh 16

Cánh cửa sắt vẫn còn nguyên trạng các kết cấu kim loại.

Mới đây, khi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án bảo tồn chứng tích lao Thừa Phủ, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế Phan Ngọc Thọ đề nghị đơn vị thi công khi tiến hành trùng tu, tôn tạo phải bảo đảm yếu tố thẩm mỹ, bảo đảm bảo tồn nguyên trạng, để sớm hoàn thành và đưa vào phục vụ tham quan, giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng trong tháng 9/2020.

Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao? ảnh 17  
Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao? ảnh 18 Những đường hầm kỳ bí với mái vòm chạy giữa hai bức tường dày trong khu giam giữ.
Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao? ảnh 19
Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao? ảnh 20  
Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao? ảnh 21  
Sau trùng tu, chứng tích nhà lao Thừa Phủ một thời bây giờ ra sao? ảnh 22 Sau khi hoàn thành trùng tu, Bảo tàng Lịch sử TT-Huế sẽ nghiên cứu trưng bày các hình ảnh, hiện vật bên trong những công trình là chứng tích lịch sử này.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Đức Lộc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử tỉnh TT-Huế, cho biết: khu chứng tích lao Thừa Phủ chưa được xếp hạng di tích, nhưng đã nằm trong danh mục kiểm kê và đơn vị đã có kế hoạch lập hồ sơ. Hiện, Bảo tàng Lịch sử tỉnh phối hợp cơ quan chức năng tập hợp tư liệu để làm hồ sơ di tích. Sau dự án bảo tồn, Bảo tàng Lịch sử tỉnh sẽ tham mưu Sở VH-TT TT-Huế lập hồ sơ, sau đó trình UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử đối với lao Thừa Phủ, dự kiến trong năm 2021.

MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".