Vụ sinh mổ con chết, mẹ nguy kịch ở Tiền Giang:

Sản phụ chết sau khi bị cắt tử cung

Chị Linh được chuyển viện lên TPHCM trong tình trạng nguy kịch, hôn mê. Ảnh Q.N
Chị Linh được chuyển viện lên TPHCM trong tình trạng nguy kịch, hôn mê. Ảnh Q.N
TP - Bé sơ sinh tử vong ngay khi lọt lòng mẹ, còn sản phụ thì hôn mê và tử vong vào sáng 3/3, sau hơn một tuần cấp cứu tại TPHCM. Kíp trực bệnh viện đã bị đình chỉ để phục vụ điều tra.

Trao đổi với báo Tiền Phong, anh Nguyễn Văn Hải (33 tuổi, ngụ huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) cho biết chị Nguyễn Thị Yến Linh (29 tuổi), vợ anh đã mất sáng 3/3.

Theo anh Hải, trong suốt thai kỳ, vợ anh đi khám thai đều đặn, kết quả bình thường. 16 giờ ngày 22/2 (mồng 4 Tết), chị Linh chuyển dạ nên được đưa đến Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang để sinh. Người nhà yêu cầu bệnh viện nếu thấy sinh khó, có thể chỉ định mổ hoặc chuyển lên tuyến trên. Nhưng bác sĩ nói không có vấn đề gì, xử lý được. Sức khỏe thai phụ lúc này cũng được ghi nhận bình thường.


Khoảng hơn 15 giờ ngày 23/2, chị Linh được đưa lên bàn sinh. Em bé đã ra được chỏm đầu. Tuy nhiên, sau 4 giờ trên bàn sinh, sản phụ mất sức, không rặn được, nên bệnh viện yêu cầu hỗ trợ hút thai. Bé trai sơ sinh nặng 3,3kg ra đời trong tình trạng tím tái.

Bệnh viện phải chuyển em bé qua khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang, gần 18 giờ cùng ngày em bé đã tử vong. Trong lúc đó, Bệnh viện phụ sản Tiền Giang thông báo chị Linh “có vấn đề” do còn sót nhau trong tử cung nên phải mổ lấy nhau. Nhưng vài giờ sau, bệnh viện đưa giấy cho gia đình yêu cầu ký cam kết để cắt tử cung chị Linh, gia đình không ký. Bệnh viện lại yêu cầu chuyển lên Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM). 

Anh Hải cho rằng, điều lạ lùng là Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang không hề cho biết bất kỳ bất ổn nào trong suốt quá trình vợ anh đến chờ sinh. Vợ chồng anh đã có hai con trai đều sinh thường. Con đầu 6 tuổi, con nhỏ 5 tuổi.

Bệnh nhân đã bị cắt tử cung

Sau khi tiếp nhận sản phụ vào đêm mồng 5 Tết, bác sĩ Trần Ngọc Hải - Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Từ Dũ - cho biết, bệnh trạng của chị Linh rất nặng, mạch huyết áp không ổn định, hôn mê, thở máy… Theo bệnh án, nguyên nhân là do chị Linh vừa được tiến hành phẫu thuật xử lý tình trạng băng huyết và đã bị cắt tử cung.

Chị được các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ chuyển ngay đến phòng mổ, trải qua ca phẫu thuật kéo dài 3 giờ. Cùng lúc, bệnh viện phải lập tức hội chẩn nhiều lần với chuyên gia hồi sức tích cực của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Truyền máu huyết học. Do tình trạng bệnh nặng thêm, chị Linh được chuyển qua Bệnh viện Nhân dân 115. 

Cũng theo bác sĩ Hải, việc bệnh viện tuyến tỉnh chuyển lên TPHCM là để bảo đảm an toàn cho bệnh nhân. Trường hợp chị Linh, có thể do cắt tử cung không kiểm soát được quá trình phẫu thuật, các dấu sinh hiệu không ổn định nên chuyển lên tuyến trên.

Bác sĩ Nguyễn Đình Phú - Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết sau khi tiếp nhận chị Linh, các bác sĩ ở đây đã áp dụng các kỹ thuật cao nhất như huyết tương đông lạnh, thay thế huyết tương, lọc máu liên tục, kháng sinh phổ rộng, chống rối loạn đông máu và thuốc vận mạch liều cao để điều trị cho bệnh nhân nhưng chị Linh đã không qua khỏi, tử vong vào sáng 3/3.

Chiều 24/2, Công an tỉnh Tiền Giang và TP Mỹ Tho đã đến Bệnh viện phụ sản Tiền Giang thu thập hồ sơ bệnh án sản phụ Linh để làm rõ trường hợp con bị tử vong và mẹ đang trong tình trạng nguy kịch. Lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang cho biết, bước đầu đã đình chỉ công tác của kíp trực.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.