Rau nhái bờ bụi miền Tây đi chuyên cơ ra Hà Nội

Rau dại càng cua giờ thành đặc sản.
Rau dại càng cua giờ thành đặc sản.
Cúc tây mọc hoang ở ĐBSCL, quế đất Tây Ninh, càng cua Đà Nẵng... các loại rau dại được đi chuyên cơ về Hà Nội. Nhưng, không phải ai cứ muốn ăn là có, và giá không rẻ chút nào.

Rau dại đi máy bay

Rau dại được đi máy bay đầu tiên là rau càng cua của Đà Nẵng. Để có món rau này trong thực đơn, một nhà hàng ở Hà Nội đã phải gửi “nàng” càng cua qua đường hàng không để ra Thủ đô chỉ trong vòng nửa ngày.

Theo anh Tuấn Nam, quản lý nhà hàng trên, càng cua chỉ có ở miền Trung, từ Đà Nẵng vào đến Nam Bộ. Rau rất khó chăm sóc nhưng lại dễ mọc trong môi trường hoang dại. Đối với loại rau chuyên để ăn sống này, khi có là phải bán hết vì không thể bảo quản được.

Vì thế, các nhà hàng thường dùng càng cua để trộn bắp bò làm món khai vị với hương vị ngọt mát, hơi the đắng không lẫn vào đâu được. Giá bán của món rau dại này là 128.000 đồng một đĩa.

Sau sự kì công của càng cua thì phải kể đến cải mèo - giống rau nổi tiếng được người dân gieo trồng trên các chiền đồi Mộc Châu, Sơn La. Đây luôn là sự lựa chọn hàng đầu của thực khách bởi sự tươi ngon, hương vị ngăm đắng rồi chuyển sang ngọt đặc trưng của loài rau chỉ có ở miền thảo nguyên.

Để thu hoạch, người ta phải thức dậy 1h-2h sáng để hái rau cho tươi rồi đóng thùng xốp, chuyển ra quốc lộ 6. Sau hành trình hơn 200 km, đến trưa cùng ngày rau mới về đến bến xe Yên Nghĩa, nhanh nhất cũng phải 12h30 trưa thì thực khách mới có thể thưởng thức được món đặc sản Tây Bắc này.

Không chỉ có trong hệ thống các nhà hàng, khách sạn, các loại rau rừng, rau dại cũng đang được nhiều người dân Hà Nội biết đến qua chuỗi các siêu thị, công ty thực phẩm sạch.

Trên các trang web, Facebook cá nhân, một số loại rau rừng đang được bày bán với giá không hề rẻ. Ví dụ, rau dớn 6.000 đồng/100 g, rau bò khai 8.500 đồng/100 g. Ngoài ra, các loại rau dại khác như càng cua, rau sắng, củ khởi,... cũng được chào bán nhưng thường xuyên bị báo hết hàng.

Bò khai cũng là rau dại mọc ở vùng núi đá phía Bắc như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn, được nhiều thực khách Hà Nội thích thú. Rau được người dân đi rừng thu hoạch thủ công rồi chuyển về Hà nội trong đêm cho tươi. Người Bắc Giang có món đặc sản "bò khai xào mì" là chỉ cách thức xào loại rau này với tỏi, tóp mỡ lợn và mì chũ rất ngon. Thường thì, một đĩa rau này được bán với giá gần 100.000 đồng.

Rau bờ, bụi lên ngôi

Loại rau bờ bụi khiến nhiều người “thèm muốn” khi ăn bánh tráng cuốn thịt heo là rau nhái, hay còn gọi là sao nhái. Ở Việt Nam, loại cây này mọc phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đây chính là loài cúc tây hoang dại có tên khoa học là Cosmos caudatus, mọc trên ruộng, vườn, nương, rẫy,..

Rau nhái bờ bụi miền Tây đi chuyên cơ ra Hà Nội ảnh 1

Mỗi suất ăn có rau sống thường được kèm mấy nhánh hoặc lá rau dại như thế này.

Lá rau nhái dù non hay già đều mềm và ăn sống được, với mùi hương thơm nhẹ của quả xoài nên rất dễ ăn. Lá rau nhái có thể dùng để ăn sống, bóp gỏi, xào, nấu với nhiều món khác nhau.

Rất khó để bạn mua loại rau này ngoài thị trường. Hiện, một cửa hàng chuyên bánh cuốn Trảng Bàng, Tây Ninh tại Thủ đô có bán kèm loại rau này, nhưng chỉ là vài nhánh ăn kèm khi gọi một suất bánh cuốn thịt heo 68.000 đồng.

Ngoài ra, một đặc sản khác của Tây Ninh, rau quế vị có vị thơm rất đặc trưng không thể lẫn với bất kỳ loại rau nào. Nó còn có tên là quế đất, thuộc họ hoa mõm sói, cao đến 40 cm, lóng tròn dài 10-20 cm, có lông mịn, rễ bất định. Loại rau rừng này xuất hiện trong nhiều món ăn của người Việt. Ở nước ta, rau quế vị mọc lẫn trong các bãi cỏ dọc sông hồ, ruộng rạch từ Hòa Bình, Quảng Ninh tới Vĩnh Long, Cần Thơ.

Quế vị được dùng ăn sống cùng các loại rau thơm khác, là loại rau không thể thiếu trong món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng hay các món cuộn, nướng,... Những ai đã từng ăn rau quế vị một lần thì không thể nào quên được hương vị của nó.

Hiện loại rau này được bán với giá 9.500 đồng/100 g tại siêu thị.

Chị Phạm Thị Hương (Bà Triệu, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, nếu muốn ăn rau dại, rau rừng ở Hà Nội, nên nhờ các cửa hàng chuyên đồ ăn của vùng như Huế, Tây Ninh, Đà Nẵng, Thái,... lấy hộ. Một số của hàng, siêu thị ở Hà Nội cũng có nhưng hàng không thường xuyên. Muốn chờ, bạn phải để lại số điện thoại để cửa hàng báo lại nếu có.

Theo các nhân viên cửa hàng bánh cuốn Trảng Bàng Tây Ninh, ngoài sao nhái, quế vị, cửa hàng còn phải vận chuyển cả lá cóc từ Tây Ninh ra Hà Nội để phục vụ thực khách. Các loại rau này chỉ xuất nhập trong ngày chứ không thể bảo quản lâu hơn. Với các loại rau rừng, độc đáo, sạch đúng nghĩa, ngày càng nhiều khách hàng tới cửa hàng dù giá không hề rẻ.

Theo Theo Vietnamnet
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.