Quyên góp từ thiện toàn cầu giảm, trừ châu Phi

Ảnh: EPA
Ảnh: EPA
TP - Ngày 5/9, ấn bản lần thứ 8 về Chỉ số cho đi toàn cầu do Quỹ Hỗ trợ từ thiện (CAF) chính thức công bố cho thấy xu hướng quyên góp từ thiện toàn cầu giảm, trừ châu Phi.

Kết quả khảo sát cho thấy, các quốc gia châu Phi dù còn nghèo đói và đang phải đối mặt nhiều thách thức nhưng số người quyên góp từ thiện ngày càng tăng. Trong khi đó, thế giới lại chứng kiến sự suy giảm quyên góp từ thiện nói chung và đặc biệt là tại 10 quốc gia giàu nhất thế giới.

Châu Phi trong cuộc khảo sát năm 2016 là lục địa duy nhất mà hoạt động quyên góp từ thiện ngày càng tăng so với mức trung bình 5 năm qua.

Năm nay là năm thứ 4 liên tiếp Myanmar, một quốc gia nghèo bậc nhất ở Đông Nam Á, trở thành quốc gia hào phóng nhất thế giới. Indonesia đứng thứ hai, vượt qua Mỹ. Cứ 10 người dân Đông Nam Á được khảo sát, 9 người cho biết, họ vừa quyên góp tiền từ thiện trong tháng trước.

Báo cáo dựa trên các kết quả của ba tham số: số tiền quyên góp từ thiện, thời gian tham gia tình nguyện và giúp đỡ một người lạ. Châu Á, không giống như Châu Phi, đã giảm cả ba tham số trên. Số người giúp đỡ người lạ giảm từ 51% xuống còn 47%, số tiền quyên góp từ thiện giảm từ 37% xuống 33% và số người tham gia các hoạt động tình nguyện giảm xuống còn 21%. Các quốc gia như Ireland, Đức, Na Uy, Anh cũng giảm từ 1-5%, đặc biệt Mỹ tụt từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 5, mức thấp nhất kể từ năm 2011.

“Sự suy giảm toàn cầu có thể là do môi trường chính trị ở từng quốc gia thay đổi. Ví dụ, báo cáo cho thấy mặc dù Myanmar đã giữ vị trí đứng đầu bốn năm liền, nhưng số tiền quyên góp từ thiện cũng giảm 5%. Điều này có thể là do môi trường chính trị trong nước đã thay đổi trong vài năm qua”, bà Meenakshi Batra, Tổng giám đốc CAF tại Ấn Độ, nói. Trong khi đó, xếp hạng của Ấn Độ tăng 10 bậc từ 91 lên 81.

Xét trên toàn cầu, số người quyên tiền và giúp đỡ người lạ giảm gần 2%, trong khi các hoạt động tình nguyện giảm khoảng 1%. Từ Mỹ đến Thụy Sĩ, từ Singapore đến Đan Mạch, các chỉ số hào phóng của 10 nước giàu nhất trên thế giới tính theo GDP bình quân đầu người đã giảm dần.

Các chỉ số trên cũng dựa vào dữ liệu từ cuộc thăm dò toàn cầu đối với 146.000 người tại gần 140 quốc gia do đơn vị nghiên cứu Gallup (Mỹ) thực hiện. 

Năm 2016, Myanmar lần thứ ba liên tiếp trở thành quốc gia hào phóng nhất thế giới với 92% số người quyên tiền từ thiện, 51% tham gia công việc tình nguyện và 49% giúp đỡ người lạ. Xếp ngay sau Myanmar là Mỹ, Australia, New Zealand. Đặc biệt, Trung Quốc đứng cuối bảng xếp hạng với số người sẵn lòng giúp đỡ người lạ đứng thứ ở vị trí 140/140. Trong số quốc gia làm từ thiện ít nhất thế giới có Nga, Hungary, Hy Lạp, Bulgaria. Năm ngoái, Việt Nam nằm ở vị trí thứ 64/140 nước, đứng thứ 55 về mức độ sẵn lòng giúp đỡ người lạ, đứng thứ 48 về quyên tiền ủng hộ từ thiện và thứ 75 về số thời gian dành cho các việc làm tình nguyện.

Theo Theo Times of India
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.