Quốc hội giám sát tối cao về kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở xã hội; việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ và các dự án quan trọng quốc gia… là những lĩnh vực được Quốc hội lựa chọn giám sát năm 2024.

Chiều 8/6, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2024.

Theo đó, Quốc hội đã quyết định sẽ giám sát tối cao chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia; chuyên đề về kinh doanh bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Đồng thời, Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) tổ chức giám sát chuyên đề về đơn vị sự nghiệp công lập và chuyên đề về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Quốc hội giám sát tối cao về kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội ảnh 1

Quốc hội biểu quyết thông qua chương trình giám sát năm 2024

Trước đó, trình báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024, Ủy ban TVQH cho biết, qua thảo luận có ý kiến nghị đề nghị không nên giám sát việc thực hiện một số nghị quyết về dự án công trình quan trọng quốc gia, do thời gian triển khai các công trình trọng điểm này chưa đủ để đánh giá kết quả thực hiện.

Tuy nhiên, Ủy ban TVQH nhận thấy, bên cạnh những công trình trọng điểm được hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng, vẫn còn một số công trình có tốc độ giải ngân chậm, quá trình triển khai gặp nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc liên quan đến chủ đầu tư, các nhà thầu chưa được tháo gỡ kịp thời… Việc Quốc hội giám sát tối cao chuyên đề này sẽ giúp đánh giá toàn diện những kết quả đạt được, làm rõ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất được những giải pháp khả thi cần tập trung thực hiện trong thời gian tới.

Về giám sát kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở xã hội, có ý kiến đề nghị cân nhắc việc giám sát chuyên đề để bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động giám sát và hoạt động lập pháp. Do đó, thay vì tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề, có thể giao các Ủy ban của Quốc hội trong quá trình thẩm tra, tiến hành khảo sát kỹ lưỡng thực tiễn để sửa đổi trực tiếp các quy định trong các dự án luật liên quan.

Giải trình, Ủy ban TVQH cho rằng, những lĩnh vực này còn bất cập, chưa thống nhất cần phải xem xét sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan. Kết quả của chuyên đề giám sát sẽ chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, hạn chế để góp phần đưa các luật đang nghiên cứu chuẩn bị sửa đổi sớm đi vào cuộc sống.

MỚI - NÓNG
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
TPO - Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài – Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 đã ký ban hành Thông báo kết luận của Thường trực Ban chỉ đạo thành phố về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố.
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.