Quán quân Sao Mai: Vừa đi học vừa tìm kế sinh nhai

Quán quân Sao Mai: Vừa đi học vừa tìm kế sinh nhai
TP - Có không ít ý kiến nói về sự giống nhau đến nhàm chán của các giọng ca trẻ theo dòng thính phòng hiện nay. Vì thế Võ Hồng Quân được coi là “luồng gió mới”. Ít ai biết Quán quân Sao Mai từng là Á hậu người Việt tại châu Âu, vẫn hàng ngày đi bán vé ở rạp phim để trang trải cuộc sống.

> Sao Mai - kết quả thiếu tiếng vang
> Chung kết xếp hạng Sao Mai 2013: Chờ đợi bất ngờ

Một chuyên gia về opera khẳng định kiểu giọng của Quân trong nước không đào tạo được. Hẳn là do Việt Nam và Pháp dạy thanh nhạc theo hai trường phái khác nhau?

 “Đi học xong lại đi làm tới tối mới về, ngày nào cũng như ngày nào, không có thời gian để đi chơi, hẹn hò với ai hết”.  

Thanh nhạc cổ điển có rất nhiều trường phái. Trường phái ở Việt Nam hình thành do ngày xưa các thầy các cô đi học Liên Xô, Bulgary mang về từ cách đây mấy chục năm. Pháp lại là trường phái khác, thiên về lãng mạn, trữ tình và có cái gì đó tinh tế, nhẹ nhàng hơn một chút.

Như vậy mỗi nước thường chỉ theo một trường phái?

Đúng. Nhất là ở châu Âu, mỗi quốc gia như Đức, Pháp, Ý, Anh đều là cái nôi của nhạc cổ điển có rất nhiều sự đặc sắc, đa dạng trong mỗi trường phái kỹ thuật. Ca sĩ hát lên biết ngay là theo trường phái nào.

Một nước có thể có nhiều trường phái âm nhạc do du học từ nhiều nước khác nhau mang về?

Trường phái nào cũng tốt cả, đều hướng đến sự hoàn thiện trong cách hát, cách xử lý miễn làm sao đạt được một độ chín nhất định trong trường phái đó thì đều hay cả.

Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc nhiều người ra nước ngoài học thanh nhạc nên mỗi người đem về một trường phái khác nhau. Làm cho nền thanh nhạc đa dạng.

Sau khi đoạt giải Hoa hậu Sinh viên Việt Nam tại Pháp và Á hậu người Việt tại châu Âu, cuộc sống của bạn có gì thay đổi?

Tôi được hai giải đó cách đây 2 năm. Cuộc sống của tôi từ đó đến nay vẫn bình thường. Tôi vẫn đi học và đi làm thêm để trang trải cuộc sống. Tôi trông trẻ, bán hàng ăn, dọn dẹp nhà cửa. Hơn một năm nay tôi bán vé trong rạp chiếu phim.

Trong nước sinh viên thanh nhạc tha hồ chạy show, hát sự kiện có đồng ra đồng vào...

Bên Pháp không nhiều phòng trà ca nhạc, “xô chậu” này kia. Sinh viên thanh nhạc đi làm thêm một là dạy tư, hay là làm việc khác chứ không chạy show.

Tưởng thành phố cho bạn đi học thì tài trợ luôn?

Thành phố tài trợ một phần học bổng, còn lại gia đình tự lo. Chi phí sinh hoạt ở Pháp khá là lớn. Nên tôi phải đi làm thêm, và gia đình tiếp tục phụ cho tôi, nếu không tôi không trụ lại được. Vừa đi học vừa phải cố gắng tìm kế sinh nhai hằng ngày.

Thời gian học dài như thế mà không biểu diễn thì cũng phí. Bạn có hay tham gia thử giọng cho các vở opera?

Tôi chưa dám thử sức, vì chưa đủ độ chín muồi về kỹ thuật. Đối với họ, tôi vẫn còn là học sinh. Những người chín chắn trong học thuật thường ở độ tuổi gần 30, đã trải qua cả chục năm học rồi.

Nhạc cổ điển, opera là nền văn hóa, truyền thống của họ, mình khó mà so sánh với họ. Đối với nền văn hóa đó, mình là ngoại đạo. Mình đang du nhập nó, và mình cũng phải chịu một số thiệt thòi hơn họ. Bản thân tôi luôn ý thức điều đó và luôn phải cố gắng, ngoài việc học còn phải bổ sung kiến thức, vốn văn hóa trong lĩnh vực này.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.