Quân đội Mỹ tập luyện tấn công đánh chiếm đảo như thế nào?

Lính nhảy dù từ Lữ đoàn 4, Sư đoàn Bộ binh 25 thực hiện một chiến dịch phối hợp xâm nhập vào Khu vực Huấn luyện Donnelly, Alaska, ngày 14 tháng 9 năm 2020
Lính nhảy dù từ Lữ đoàn 4, Sư đoàn Bộ binh 25 thực hiện một chiến dịch phối hợp xâm nhập vào Khu vực Huấn luyện Donnelly, Alaska, ngày 14 tháng 9 năm 2020
TPO - Các máy bay không vận của Không quân Mỹ đã hạ cánh trên một đường băng đất trên một hòn đảo xa xôi ở Thái Bình Dương. Từ trong bụng máy bay, binh lính Mỹ túa ra với đầy đủ trang bị. Một tàu đổ bộ cập vào hòn đảo để chuyển xuống các bệ phóng tên lửa.

Một tuần sau, các máy bay chiến đấu tàng hình của không quân Mỹ bay ở phía trên không khi lính dù được thả từ vận tải cơ thả xuống một chuỗi đảo ở Alaska, sau khi các máy bay không vận vận chuyển thêm nhiều bệ phóng tên lửa tới đây.

Các cuộc tập trận Tháng Chín rải rác trên hàng triệu dặm vuông của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nếu tách riêng có thể không giống nhau nhiều. Nhưng hãy tập hợp chúng lại và rõ ràng là Mỹ đang thực tập một chiến dịch đánh chiếm đảo, theo tạp chí Forbes.

Các sự kiện thao diễn riêng biệt ở Palau và quần đảo Aleutian diễn ra dưới sự bảo trợ của chiến dịch mang tên Defender Pacific 2020, bản thân nó là một phần của chuỗi các cuộc tập trận quy mô lớn của quân đội Mỹ hàng năm tiêu tốn khoảng 300 triệu USD. Hàng chục ngàn quân đã tham gia.

Tướng Robert Brown, Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương của Mỹ, nói với Defense News năm ngoái: “Họ sẽ gặp thách thức khi đến Thái Bình Dương với các lực lượng được giao nhiệm vụ ở Thái Bình Dương.”

Chiến lược quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương ngày càng tập trung vào việc chiếm và giữ các đảo nhỏ trước một lực lượng tiềm năng lớn hơn.

Vấn đề đối với lục quân Mỹ là hiển nhiên. Đầu tiên, họ sẽ cần phải đưa được quân tới các hòn đảo cách xa hàng ngàn dặm từ các căn cứ chính của lực lượng. Sau đó, những người lính cần có một số cách thức để tấn công vào các lực lượng thù địch có thể cách xa hàng trăm dặm trên biển hoặc trên hòn đảo khác.

Defender Pacific đã chỉ ra cách lục quân Mỹ có thể giải quyết vấn đề này — tất nhiên là với sự hỗ trợ đắc lực từ không quân.

Vào ngày 12 tháng 9, các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 từ Phi đội Máy bay Chiến đấu số 90 đã cất cánh tại Căn cứ Liên hợp Elmendorf-Richardson ở Alaska và có lẽ là đi về hướng Tây về phía quần đảo Aleutian.

Cùng lúc đó, các máy bay C-17 của Lực lượng Không quân Mỹ đang vận chuyển Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS) từ Lữ đoàn Pháo binh dã chiến số 17 tại Căn cứ Liên hợp Lewis-McChord ở bang Washington tới trạm không quân Eareckson trên đảo Shemya ở Aleutian.

Hai ngày sau, các máy bay C-17 thả 250 lính dù từ Đội chiến đấu của Lữ đoàn 4, Sư đoàn bộ binh 25 — cũng đóng tại Căn cứ Liên hợp Elmendorf-Richardson.

Các máy bay F-22, C-17, hệ thống HIMARS và lính dù đều có chung nỗ lực, ngay cả khi các hoạt động của họ bị ngăn cách bởi thời gian và khoảng cách. Trong thời chiến, các máy bay F-22 sẽ quét sạch bầu trời để C-17 có thể thả lính dù xuống một hòn đảo trong lãnh thổ của đối phương một cách an toàn. HIMARS sẽ xuất hiện tiếp theo, cung cấp cho lính dù vũ trang hạng nhẹ hỏa lực mạnh, bao gồm cả khả năng bắn tên lửa chống hạm.

Tập hợp lại, các máy bay chiến đấu, máy bay không vận, tên lửa và binh lính là một đội quân chiếm đảo.

Tất nhiên, trong thời chiến, thủy quân lục chiến Mỹ sẽ dẫn đầu trong các hoạt động kiểu này, đổ bộ lên các đảo tranh chấp trên các tàu đổ bộ của hải quân Mỹ. Nhưng các toán lục quân-không quân có thể cung cấp binh lực và hỏa lực để hỗ trợ các nỗ lực của thủy quân lục chiến và hải quân. Thủy quân lục chiến Mỹ có 21 tiểu đoàn bộ binh. Lục quân Mỹ có hơn một trăm.

MỚI - NÓNG
Đan rọ sắt, đập đá, xây kè vá đường ở Yên Bái
Đan rọ sắt, đập đá, xây kè vá đường ở Yên Bái
TPO - Nhiều ngày nay, bất kể thời tiết nắng nóng gay gắt, khắp các tuyến đường giao thông nông thôn tại huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) rộn rã tiếng hô hào của người dân đang cùng nhau đan rọ, bê đá, vá đường nhằm thông tuyến để bà con đi lại thuận tiện.