Quân đội Mỹ khai trương kho tên lửa đánh chặn Patriot ở Nhật Bản

0:00 / 0:00
0:00
Patriot là hệ thống tên lửa đánh chặn đất đối không có thể vận chuyển đi khắp thế giới bằng máy bay vận tải
Patriot là hệ thống tên lửa đánh chặn đất đối không có thể vận chuyển đi khắp thế giới bằng máy bay vận tải
TPO - Patriot là hệ thống tên lửa đánh chặn đất đối không có thể vận chuyển đi khắp thế giới bằng máy bay vận tải C-5 Galaxy. Lần đầu tiên được triển khai năm 1984, qua các lần nâng cấp, đến nay Patriot đã phát triển đến thế hệ PAC-3.Cơ sở mới khai trương ở Nhật Bản được cho là lưu trữ 200 tên lửa và có thể nhanh chóng triển khai chúng cho các nhiệm vụ đánh chặn đường không.

Một cơ sở lưu trữ tên lửa phòng không Patriot của quân đội Mỹ vừa được khai trương ở Nhật Bản để tạo điều kiện triển khai nhanh chóng hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không mang tính biểu tượng này, Quân đội Mỹ thông báo, theo DF Post.

SSFM International, công ty thiết kế tòa nhà lưu trữ tên lửa, mô tả nó như một kho chứa bằng bê tông cốt thép nằm trong khu vực cất giữ đạn dược tại Căn cứ Không quân Kadena, Okinawa, Nhật Bản.

Cơ sở mới khai trương ở Nhật Bản được cho là lưu trữ 200 tên lửa và có thể nhanh chóng triển khai. Nó có diện tích 158 mét vuông và có hai tòa nhà chính được thiết kế để hỗ trợ các khẩu đội tên lửa riêng biệt, đi kèm một hệ thống giám sát độ ẩm và làm mát hiện đại.

Chỉ huy của đơn vị sử dụng cơ sở này, Trung tá Rosanna Clemente, tiết lộ rằng tiểu đoàn của họ sẽ kỷ niệm 15 năm đòn trú ở Okinawa trong năm nay.

"Tôi không thể nghĩ ra cách nào tốt hơn để kỷ niệm thời gian của đơn vị chúng tôi ở đây bằng cách chia sẻ thông tin về lễ khai trương này với các tổ chức, công ty, cơ quan, đồng đội ... những người đã cùng nhau biến cơ sở này thành hiện thực", Trung tá Clemente nói.

Tên lửa Patriot, còn được gọi là MIM-104 Patriot, là một hệ thống đất đối không hoạt động chủ yếu với vai trò hệ thống chống tên lửa đạn đạo của Quân đội Mỹ.

Được sản xuất bởi nhà thầu quốc phòng Raytheon, biến thể PAC-1 nặng 700 kg với chiều dài 5,8 m. Biến thể PAC-1 có phạm vi hoạt động 70 km và tốc độ tên lửa đạt Mach 2.8. Một bệ phóng đặt trên xe bánh lốp sẽ lắp dựng, nâng lên vị trí bắn và phóng tên lửa.

Hệ thống này đã được sử dụng ở Iraq năm 2003, ở Israel năm 2014 và trong cuộc nội chiến Syria, bắt đầu vào năm 2014.

Đây là tòa nhà lưu trữ tên lửa Patriot đầu tiên được xây dựng ở Nhật Bản, sử dụng các thiết kế xây dựng tiên tiến.

"Đây là dự án đầu tiên của đội công binh Khu vực Nhật Bản của quân đội Mỹ áp dụng công nghệ thực tế ảo, cung cấp hình ảnh 3-D thực tế cho phép các bên liên quan làm việc “trực quan” trong quá trình thiết kế", Chỉ huy Quân đoàn Công binh Mỹ - Khu vực Nhật Bản, đại tá Thomas Verell, Jr. nói. "Công cụ thực tế ảo này tạo điều kiện hợp tác toàn diện trong thời gian thực giữa các đối tác, đảm bảo thiết kế đáp ứng tất cả các yêu cầu nhiệm vụ”.

Ông Verell giải thích rằng cơ sở này là dự án xây dựng đầu tiên trong đó Quân đoàn Công binh Mỹ kết hợp tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản, có nghĩa là các tiêu chuẩn và vật liệu của nước sở tại được sử dụng trong quá trình xây dựng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Patriot là hệ thống tên lửa đánh chặn đất đối không có thể vận chuyển đi khắp thế giới bằng máy bay vận tải C-5 Galaxy. Lần đầu tiên được triển khai năm 1984, qua các lần nâng cấp, đến nay Patriot đã có thế hệ PAC-3.

Hệ thống tên lửa Patriot gồm 4 tổ hợp: hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống chỉ huy điều khiển; hệ thống radar cảnh giới; hệ thống dẫn đường. Bốn thành phần này được tích hợp, tạo ra một hệ thống có tính cơ động rất cao. Hiện nay, hệ thống tên lửa Patriot đã được mô-đun hóa nên việc triển khai một khẩu đội chỉ mất khoảng 1 giờ.

MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.