Quan chức 'ngủ đông'

TP - Đang có tình trạng, một số quan chức rơi vào trạng thái “ngủ đông” để trốn trách nhiệm, cũng có thể vì lợi ích nhóm. Điều này khiến cho các “tối hậu thư” của lãnh đạo cấp trên nhiều khi rơi vào im lặng.

Câu chuyện công trình tòa nhà 8B Lê Trực (Ba Đình-Hà Nội) tốn không biết bao nhiêu “tối hậu thư” vẫn không nhúc nhích. Nhiều khi mệnh lệnh hành chính từ cấp trên bị cấp dưới vô cảm một cách đáng kinh ngạc.

Ở Gia Lai, có một vụ việc dân khiếu kiện kéo dài và kéo từ huyện lên tỉnh gây phức tạp. UBND tỉnh này mất nhiều công văn, có cả “tối hậu thư” yêu cầu Chủ tịch huyện Chư Sê vào một ngày nhất định phải xử lý và có báo cáo. Thế nhưng, vụ việc tiếp tục rơi vào im lặng. Dường như “nổi nóng” với hành xử của cấp dưới, gần đây nhất, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc thanh tra công vụ vị “quan huyện” này. Chưa nói tới đạo đức công vụ hay tinh thần “công bộc”; ngay trong hệ thống hành chính với nhau, cấp dưới “bất tuân thượng lệnh” đã cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của bộ máy. Không biết kết quả xử lý ông Chủ tịch UBND huyện Chư Sê sẽ ra sao, nhưng như vậy còn hơn nhiều nơi khác, cấp khác; cứ ra “tối hậu thư” mà không có động thái xử lý thuộc cấp mạnh mẽ.

 Tất nhiên, ở địa phương cũng có nhiều quan chức đậm chất quan liêu. Bạch hầu đang bùng phát ở Tây Nguyên, nhưng có quan chức y tế đi thị sát tại Đắk Nông cứ nắc nỏm khen tỉnh này khoanh vùng, dập dịch tốt. Ông này vừa khen xong, cấp dưới đã phát ngôn đổ lỗi cho dân không đến tiêm phòng (nên mới tăng ca nhiễm và tử vong). Chưa hết, vị này còn trưng các giấy cam kết không tiêm chủng (chủ yếu do sợ) đánh máy sẵn cho dân điểm chỉ. Khi báo chí hỏi trách nhiệm, quan đầu tỉnh trốn biệt, rồi cho người thanh minh bận đi dạy học… Sau đó, lần lượt, các vị “chuyền bóng” cho cấp dưới trả lời báo chí.

Đánh võng trách nhiệm dường như là môn thể thao yêu thích của một số quan chức. Chả thế mà, việc gì địa phương cũng có thể đẩy lên Thủ tướng. Rừng địa phương bị lâm tặc phá; dịch bệnh bạch hầu; có khi một vụ lạm quyền nhỏ ở cấp quận, huyện… cũng phải để Thủ tướng lên tiếng mới xong. Chưa kể, nhiều vụ việc nhỏ khác, nếu địa phương hoặc bộ ngành làm tròn trách nhiệm, việc gì phải làm văn bản xin ý kiến Thủ tướng. Cách đây không lâu, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã phải thốt lên rằng, nếu đúng thẩm quyền thì lượng văn bản đẩy lên Văn phòng Chính phủ sẽ giảm 20-25%. “Bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh không làm tròn trách nhiệm, né việc bằng cách xin ý kiến Chính phủ nhiều việc không cần thiết”, ông Dũng nói lúc đó.

Một cuộc hội thảo về phân định thẩm quyền do Bộ Nội vụ tổ chức năm ngoái còn nhận định rõ: Sự đùn đẩy mọi việc lên Chính phủ và Thủ tướng là do phân chia thẩm quyền giữa các cấp chính quyền chưa mạch lạc. Từ đó, xuất hiện tình trạng, gọi là nền hành chính xin ý kiến; có nơi lại giống tình trạng cát cứ về thẩm quyền. Nguy hiểm hơn cả, dù có thẩm quyền xử lý, nhưng người có trách nhiệm chỉ thích “ngủ đông”.           

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.