Hụt hơi hết lần này đến lần khác
Tháng 10/2024, HĐND TP Hà Nội ban hành Nghị quyết 46 quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên thuộc thành phố quản lí.
Mức chi thu nhập tăng thêm căn cứ năng lực, hiệu quả công việc của cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị do Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm đánh giá theo quy định. Mức trích để tạo nguồn kinh phí thực hiện chi thu nhập tăng thêm năm 2025 bằng 0,8 lần quỹ lương cơ bản. Kết thúc năm 2025, căn cứ nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đảm bảo nguồn để thực hiện cải cách tiền lương cho cả thời kì ổn định ngân sách theo quy định, UBND TP báo cáo, đề xuất HĐND xem xét, quyết định mức trích để tạo nguồn kinh phí thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức cho những năm tiếp theo nhưng không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản.
Chi thu nhập tăng thêm của cơ quan, đơn vị thực hiện theo phương án 0,5 lần quỹ lương cơ bản để chi thu nhập tăng thêm hằng tháng cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức hiện có của cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng được hưởng theo hệ số lương ngạch bậc, chức vụ hiện hưởng; 0,3 lần quỹ lương cơ bản còn lại để chi thu nhập tăng thêm cuối năm cho cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị được đánh giá, xếp loại hằng năm từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên. Hà Nội quyết định dành khoảng 3.800 tỷ đồng/năm cho việc này. Với hệ số lương 2,1-6,78, giáo viên có thể nhận thêm 2,46-7,93 triệu đồng/tháng.
![]() |
Giáo viên Hà Nội trong một tiết học. Ảnh: NHƯ Ý |
Từ nghị quyết này, giáo viên một số trường công lập của Hà Nội đang “ra rìa”. Hà Nội có 119 trường THPT được xếp vào diện tự chủ thường xuyên và 250 trường từ mầm non đến THCS được chọn thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục. Giáo viên của những trường này không được hưởng chính sách thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 46 vì không thuộc thành phần đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên. Không những thế, họ cũng nằm ngoài việc hưởng chính sách của Nghị định 73 ban hành tháng 6/2024 của Chính phủ quy định tiền thưởng cho quân nhân và công chức, viên chức.
Để đảm bảo quyền lợi cho giáo viên, hồi đầu tháng 1, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Tài chính có văn bản gửi UBND TP Hà Nội. Tại kì họp thứ 21, các đại biểu HĐND khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về hỗ trợ kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định 73 của Chính phủ đối với các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên thực hiện thí điểm đặt hàng cung cấp dịch vụ giáo dục sử dụng ngân sách nhà nước TP Hà Nội.
Thành phố Hà Nội có khoảng trên 8.500 giáo viên công lập có nguy cơ không được hưởng chính sách thu nhập tăng thêm, do trường thực hiện tự chủ hoặc thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục.
Mức kinh phí hỗ trợ thực hiện chế độ tiền thưởng cho giáo viên chia làm 2 giai đoạn. Đối với 6 tháng cuối năm 2024, mức hỗ trợ bằng 10% tổng quỹ lương (không bao gồm phụ cấp và các khoản đóng góp) của đơn vị tại thời điểm ngày 1/7/2024. Đối với 8 tháng của năm 2025, mức hỗ trợ vẫn bằng 10% tổng quỹ lương nhưng tính tại thời điểm ngày 1/1. Tổng quỹ lương được tính theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc của đối tượng trong danh sách trả lương nhưng không bao gồm lao động hợp đồng. Số tiền cần chi thưởng vào khoảng gần 255 tỷ đồng. Trong đó, cấp thành phố chi thưởng khoảng gần 122 tỷ đồng, cấp quận, huyện chi thưởng gần 133 tỷ đồng. Số tiền này đến nay, giáo viên thuộc hơn 300 trường trên chưa nhận được.
Mong mỏi
Nhiều giáo viên thuộc các trường khu vực ngoại thành tâm tư vì khoản thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 46 hay Nghị định 73 giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống. Họ đang chờ được hưởng chính sách theo Nghị định 73, dù muộn hơn rất nhiều so với những giáo viên trường công lập khác. Trong lúc chờ, họ tiếp tục nhận được tin “sét đánh” vì không nhận được chính sách thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 46.
Bà Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, Hà Nội cho biết, trường thuộc diện tự chủ nhưng mới chỉ những bước đầu nên thu nhập của giáo viên không khác biệt so với trước. Bởi học phí vẫn thu theo quy định, ngân sách cấp không thay đổi. Nguồn thu của các đơn vị này là học phí sẽ được trừ khi cấp trên giao dự toán, học phí thu được sẽ dùng để bổ sung cho chi lương; cho phát triển sự nghiệp giáo dục; cho công tác chuyên môn nghiệp vụ... không phải là tăng nguồn thu để nâng cao thu nhập. Từ tháng 9 tới, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị miễn toàn bộ học phí cho học sinh các trường công lập từ mầm non đến THPT trên cả nước, các đơn vị này sẽ không có bất cứ nguồn thu nào nữa. Cho nên, các trường học công lập này thực chất vẫn do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên.
Theo phản ánh của một số giáo viên, những quy định hiện hành dẫn đến những hệ lụy, sẽ tạo ra sự bất bình đẳng trong hàng ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Hà Nội. Bởi cùng là viên chức nhưng người được hưởng chính sách thu nhập tăng thêm, người bị gạt ra mà kinh phí lại là nguồn từ cải cách tiền lương còn dư của ngân sách các cấp. Họ mong muốn lãnh đạo TP Hà Nội có điều chỉnh đối tượng được hưởng chính sách theo Nghị quyết 46. Giáo viên Hà Nội xứng đáng được hưởng chính sách này. Sự chênh lệch trong chế độ đãi ngộ giữa các nhóm công chức, viên chức có thể ảnh hưởng đến động lực làm việc và sự gắn bó với nghề.
Chu Lan
Tôi là giáo viên dạy trẻ khuyết tật tại làng Hòa Bình Thanh Xuân Hà Nội, đi làm năm nay là năm thứ 23, chỗ tôi không hề có thu, hoàn toàn ngân sách nhà nước cấp, các trẻ đến học bán trú hay nội trú đều nhà nước chi ngân sách, nhưng chúng tôi cũng không được hưởng theo Nghị định 46 này chỉ vì chúng tôi nằm trong Bệnh viện Phục hồi chức năng trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Chỗ tôi đi làm 8h/ngày, chưa khi nào được hưởng 1 đồng thừa giờ, GV chúng tôi không có hè, mỗi năm được nghỉ phép năm như nhân viên hành chính, chúng tôi cũng không có mã chức danh nghề nghiệp cho ngành giáo dục đặc biệt mà người thì được xếp theo mã tiểu học, người lại xếp theo THCS, thật là buồn
Thích Trả lời
Nguyễn Đức
Đi làm 24 năm, lương 8tr, mong được cao hơn chứ ăn chả đủ
Thích Trả lời
Nguyễn Thị Thúy
Là viên chức giáo dục, chúng tôi rất mong lãnh đạo thành phố điều chỉnh đối tượng được hưởng theo NĐ46, để giáo viên chúng tôi không bị "RA RÌA"
Thích Trả lời
Dương Thị Minh Thông
Kính mong các cấp lãnh đạo thấu hiểu xem xét bổ sung cho đối tượng thụ hưởng là giáo viên thủ đô.
Thích Trả lời
Nguyễn Thị Hương
Là viên chức giáo dục không được hưởng nghị quyết 46. Rất mong các cấp lãnh đạo thành phố quận tâm viên chức GĐ.
Thích Trả lời
Phan Tiến
Rất mong lãnh đạo thành phố xem xét bổ sung đối tượng thụ hưởng là viên chức giáo viên
Thích (3)Trả lời
Phương Thảo
Mong lãnh đạo tp Hà Nội quan tâm đến giáo viên ạ
Thích (5)Trả lời
Nguyễn Vân
Đúng là khập khiễng chính sách và rất thiệt thòi cho viên chức giáo viên thủ đô.
Thích (2)Trả lời
Vũ Hồng Quân
Mong lạnh đạo TP Hà Nội quan tâm tới quyền lợi chính đáng của giáo viên
Thích Trả lời
Lê Thị Huệ
Mong lãnh đạo thành phố quan tâm cho công chức giáo dục Được hưởng thu nhập tăng thêm theo nghị quyết 46, để giáo viên chúng tôi không bị bỏ lại phía sau
Thích Trả lời
Lê Thị Huệ
Gv chúng tôi đang rất mong chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Và rất mong được hưởng thu nhập tăng thêm như các viên chức thuộc các ngành nghề khác theo nghị Quyết 46
Thích (1)Trả lời
Nguyễn Phượng
Rất mong lãnh đạo thành phố quan tâm, điều chỉnh lại chính sách để các viên chức gv cũng được nhận khoản thu nhập tăng thêm này.
Thích Trả lời
Lan anh
Cũng là cbcc-vc nên giáo viên chúng tôi rất mong cũng được hưởng thu nhập tăng thêm như cncc-vc khác
Thích Trả lời
Nguyễn Thị Hiểu
Mong rằng giáo viên sẽ được hưởng chế độ tăng thu nhập như bao viên chức khác, để GV đỡ bị thiệt thòi.
Thích Trả lời
Nguyễn Thị Nghiên
Rất mong các bác lãnh đạo TP sẽ quan tâm và điều chỉnh chính sách quan tâm đội ngũ GV.
Thích (4)Trả lời
dương duyên
Rất mong các cấp cân đối lại chính sách!
Thích (2)Trả lời
Nguyễn Hương
Hãy công bằng với viên chức nghề giáo
Thích (2)Trả lời
Hồng Nguyễn
Rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm tới chính sách cho đội ngũ giáo viên thủ đô
Thích (2)Trả lời
Trịnh Việt Hà
Gv Mong chờ lãnh đạo Thành phố có sự điều chỉnh chính sách để giáo viên không bị bỏ rơi. You
Thích Trả lời
Trần thị thu hằng
Chúng tôi rất mong lãnh đạo thủ đô có sự điều chỉnh để giáo viên chúng tôi có thêm động lực cống hiến
Thích Trả lời