Năm ẩn ý trong phát ngôn của ông Trump ‘Canada có thể trở thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ’

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Đó không chỉ đơn giản là một trò đùa mà còn là một chiến lược chính trị sâu xa hơn. Có ít nhất 5 điểm chính cho thấy động cơ tiềm ẩn đằng sau bình luận của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Ngày 18/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đăng trên mạng xã hội Truth Social: “Không ai có thể trả lời tại sao chúng ta trợ cấp cho Canada lên đến hơn 100.000.000 đô la một năm? Thật vô lý! Nhiều người Canada muốn Canada trở thành tiểu bang thứ 51. Họ sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền thuế và bảo vệ quân sự. Tôi nghĩ đó là một ý tưởng tuyệt vời. Tiểu bang thứ 51!”.

Đây không chỉ đơn giản là một trò đùa mà còn là một chiến lược chính trị sâu xa hơn. Có ít nhất 5 điểm chính cho thấy động cơ tiềm ẩn đằng sau bình luận của ông Trump.

Năm ẩn ý trong phát ngôn của ông Trump ‘Canada có thể trở thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ’ ảnh 1

Ông Donald Trump và Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ảnh: Getty Images.

Áp lực thương mại và kinh tế

Ông Trump tuyên bố rằng, Mỹ “trợ cấp” cho Canada dường như liên quan đến các số liệu thâm hụt thương mại lỗi thời và lo ngại về chi tiêu quốc phòng.

Đây có thể là một chiến thuật nhằm gây áp lực cho Canada trong các cuộc đàm phán thương mại, đặc biệt liên quan đến thuế quan và các thỏa thuận như CUSMA (hiệp định thương mại tự do giữa Canada, Mexico và Mỹ đã được mỗi quốc gia phê chuẩn).

Bằng cách miêu tả Canada như một nước phụ thuộc kinh tế, ông Trump định vị Mỹ là người ban ơn trong khi chuẩn bị cho các yêu cầu thương mại khắc nghiệt hơn.

Năm ẩn ý trong phát ngôn của ông Trump ‘Canada có thể trở thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ’ ảnh 2

Ông Donald Trump và Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ảnh: Reuters.

Chỉ trích chi tiêu quốc phòng

Việc ông Trump liên tục đề cập đến chi tiêu quốc phòng của Canada phù hợp với sự thất vọng từ các chính quyền Mỹ trước đây về cam kết của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Bằng cách nhấn mạnh chi phí bảo vệ quân sự, ông Trump gián tiếp gây áp lực để Canada tăng tốc chi tiêu quốc phòng lên mức 2% GDP theo mục tiêu của NATO, qua đó tạo cơ hội cho ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ thông qua các hợp đồng vũ khí.

Đe dọa chính trị và thao túng dư luận

Việc gọi Thủ tướng Canada Justin Trudeau là “Thống đốc” của “Tiểu bang thứ 51” làm giảm vị thế chủ quyền của Canada trên phương diện ngôn từ.

Điều này phản ánh phong cách đàm phán của ông Trump, tạo ra “nhóm trong” (Mỹ) và “nhóm ngoài” (Canada) nhằm gia tăng sức mạnh thương lượng, đồng thời gieo rắc căng thẳng chính trị nội bộ tại Canada.

Năm ẩn ý trong phát ngôn của ông Trump ‘Canada có thể trở thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ’ ảnh 3

Ông Donald Trump nói chuyện với Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong phiên họp toàn thể của hội nghị thượng đỉnh NATO tại Anh, ngày 4/12/2019. Ảnh: Getty Images.

Tiếp cận nguồn tài nguyên chiến lược

Sự phụ thuộc của Mỹ vào các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, khoáng sản quý và thậm chí cả nước ngọt từ Canada có thể là động cơ đằng sau các bình luận của ông Trump.

Lời lẽ này có thể báo hiệu sự quan tâm của Mỹ trong việc đảm bảo các tài nguyên thiết yếu trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ngày càng gay gắt.

Thông điệp trong nước và quốc tế

Bình luận hài hước của ông Trump cũng có mục đích kép: Vừa kích thích cơ sở chính trị của ông bằng thông điệp chủ nghĩa dân tộc, vừa gây bất ổn cho bối cảnh chính trị của Canada.

Điều này có thể làm suy yếu vị thế đàm phán của Canada trước những yêu cầu thương mại hoặc an ninh từ Mỹ.

Có thể nói, dù phát ngôn của ông Trump được trình bày như lời đùa vui, nhưng phù hợp với một chiến lược rộng lớn hơn nhằm gây áp lực kinh tế, thúc đẩy chính sách quốc phòng và định hình vị thế địa - chính trị.

Chiến thuật này phản ánh phong cách đàm phán của ông Trump khi kết hợp sự hài hước, phóng đại và lời đe dọa ngầm nhằm gây bất an cho đối thủ, trong khi theo đuổi các lợi ích chiến lược của Mỹ.

MỚI - NÓNG
Chậm trễ thi công trạm dừng nghỉ cao tốc, Bộ trưởng Giao thông chỉ đạo 'nóng'
Chậm trễ thi công trạm dừng nghỉ cao tốc, Bộ trưởng Giao thông chỉ đạo 'nóng'
TPO - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh yêu cầu giám đốc các ban quản lý dự án chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng về tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ và chất lượng các dự án. Bộ GTVT sẽ xem xét và xử lý trách nhiệm các chủ thể tham gia dự án nếu có không hoàn thành nhiệm vụ.