Cảnh sông Hồng qua Hà Nội bị bóp nghẹt, gây nguy cơ vỡ đê cao

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sông Hồng qua trung tâm Hà Nội đang bị thu hẹp, bóp nghẹt bởi các bãi cát, công trình, nhà xưởng. Bộ NN&PTNT đánh giá, thực trạng này gây nguy cơ vỡ đê cao, khuyến cáo Hà Nội cần khẩn trương xử lý, trả lại nguyên trạng...

Clip cận cảnh bãi cát, trạc thải xây dựng lấn sông Hồng

Cảnh sông Hồng qua Hà Nội bị bóp nghẹt, gây nguy cơ vỡ đê cao ảnh 1

Địa phận hai bên chân cầu Thăng Long thuộc phường Đông Ngạc và Thụy Phương (quận Bắc Từ Liêm) từ nhiều năm qua luôn là khu vực ô nhiễm môi trường, khói bụi bốc lên mù mịt.

Cảnh sông Hồng qua Hà Nội bị bóp nghẹt, gây nguy cơ vỡ đê cao ảnh 2

Hai bên cầu Thăng Long, thuộc địa bàn phường Đông Ngạc và Thụy Phương đang có hàng chục bến bãi khổng lồ dùng để tập kết, trung chuyển cát, sỏi.

Cảnh sông Hồng qua Hà Nội bị bóp nghẹt, gây nguy cơ vỡ đê cao ảnh 3

Tại khu vực sát cầu Thăng Long thuộc phường Đông Ngạc cũng có 3 bãi cát với những núi cát sừng sững sát mép sông Hồng. Lối vào khu vực này bị xe tải cày xới thành những ổ voi dày đặc. Lối vào có biển phủ bụi đề Cửa khẩu K56+000, công trình phục vụ quốc phòng - an ninh, cấm xâm phạm. Nhưng hằng ngày, xe tải cỡ lớn vẫn rầm rập qua lại.

Cảnh sông Hồng qua Hà Nội bị bóp nghẹt, gây nguy cơ vỡ đê cao ảnh 4

Tại khu vực gần đình Chèm (phường Thụy Phương) có khoảng gần chục bãi cát. Khu vực cửa khẩu K54+520 (đối diện với con đường rẽ vào UBND phường Thụy Phương), ngay lối vào là điểm tuần tra (công an phường Thụy Phương). Cạnh đó là khu đất có biển đề Cty CP DV Môi trường Thăng Long - Trạm rửa ô tô chở vật liệu rời bến Chèm 1. Nhưng bên trong, những núi cát vẫn sừng sững sát mép sông Hồng. Trên bờ, hàng chục xe cẩu chực chờ.

Cảnh sông Hồng qua Hà Nội bị bóp nghẹt, gây nguy cơ vỡ đê cao ảnh 5

Hàng chục nghìn mét vuông đất bãi sông Hồng qua trung tâm Hà Nội đang bị lấn chiếm và đổ đất, phế thải xây dựng (còn gọi là trạc thải).

Cảnh sông Hồng qua Hà Nội bị bóp nghẹt, gây nguy cơ vỡ đê cao ảnh 6

Cách UBND phường Tứ Liên (quận Tây Hồ) khoảng 500m, từ trên cao nhìn xuống qua thiết bị flycam, phế thải xây dựng được đổ tràn lan lấn dần ra con lạch sát khu vực bãi giữa sông Hồng.

Cảnh sông Hồng qua Hà Nội bị bóp nghẹt, gây nguy cơ vỡ đê cao ảnh 7

Con lạch sâu bị lấp dần, có vị trí tiến sát đến gần khu vực bãi giữa.

Cảnh sông Hồng qua Hà Nội bị bóp nghẹt, gây nguy cơ vỡ đê cao ảnh 8

Có vị trí còn nham nhở, trắng xoá những rác thải, trạc xây dựng cao 7,8m. Đáng nói, con lạch này chính là hành lang thoát lũ của sông Hồng.

Cảnh sông Hồng qua Hà Nội bị bóp nghẹt, gây nguy cơ vỡ đê cao ảnh 9

Nhiều khoảnh đất được dựng cọc, chia lô và những nhà xưởng dần mọc lên.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) cảnh báo, việc lấn chiếm hành lang thoát lũ rất nguy hiểm, nhất là khi có lũ lớn. Khi lòng sông bị lấn chiếm, dòng chảy bị bóp nghẹt, nguy cơ vỡ đê rất cao. Ông Luận cho hay, Bộ NN&PTNT đã có nhiều văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội yêu cầu xử lý những vi phạm này.

Cụ thể, ngày 6/3/2023, Bộ NN&PTNT có văn bản yêu cầu thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương khẩn trương làm rõ hành vi vi phạm đê điều (đổ phế thải xây dựng xuống lòng sông Hồng) và xử lý nghiêm theo quy định. Bộ cũng đề nghị thành phố có biện pháp buộc các cá nhân, tổ chức vi phạm khôi phục lại bãi sông, lòng sông bị lấn chiếm về hiện trạng ban đầu.

Trước đó, vào tháng 12/2022, Bộ NN&PTNT cũng có văn bản gửi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố. Cũng trong văn bản này, Bộ NN&PTNT đề nghị Hà Nội cần gắn trách nhiệm người đứng đầu, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc để xảy ra vi phạm kéo dài nhưng không xử lý kiên quyết.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc giải đua vỏ lãi
Đặc sắc giải đua vỏ lãi
TPO - Với 11 đội nam và 6 đội nữ, hơn 120 vận động viên tranh tài quyết liệt tại giải bơi vỏ lãi vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cà Mau, hoạt động chào mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.